Miền Tây sông nước

  • Thay vì dùng ống tre để bắt lươn đồng như trước đây, người dân ở miền Tây nay đã sáng tạo ra trúm bắt lươn làm bằng ống nhựa. Vật dụng này vừa nhẹ lại vừa bắt được nhiều lươn hơn nên rất nhiều người đã sử dụng.
  • Gọi Châu Đốc là "vương quốc mắm" không phải chỉ bởi làng nghề đã được hình thành từ khá lâu đời, mà nơi đây còn là địa điểm sản xuất các loại mắm cá hàng đầu ở miền Nam với số lượng thành phẩm hàng trăm ngàn tấn mỗi năm xuất bán ra thị trường.
  • Ở vùng Đồng Tháp Mười, mùa nước nổi là cơ hội để người dân quê nghèo mưu sinh, kiếm thêm thu nhập. Mùa nước nổi cũng mang phù sa về, hứa hẹn cho một mùa bội thu.
  • “Má ơi đừng đánh con đau/Để con bắt ốc, hái rau má nhờ”. Câu hát ru xưa đã sống trong hoài niệm bao đời của những người con đồng bằng như cái lạ kỳ của con ốc xứ quê mùa nước lũ.
  • Mùa lũ, bà con "di cư" về cánh đồng nước biên giới khai thác cá, tôm. Trên chiếc xuồng cui đơn sơ, họ lênh đênh theo sóng nước mưu sinh.
  • Vô mùa cá linh rồi, thấy ở chợ vùng sông nước miền Tây đã có cá bán, có điều phải dặn trước cô bán cá để dành.
  • Xưa kia, cỏ năn bộp là món ăn được những gia đình nông thôn nghèo dùng trong những ngày đói. Nhưng nay, cỏ năn bộp là một loại rau sạch, được ví là đặc sản “lộc trời” của tỉnh Bạc Liêu.
  • Với đôi chân gầy còm, làn da đen cháy, anh Nguyễn Thành Thái ở Gò Công, tỉnh Tiền Giang - một “cao thủ” trong nghề săn cá chình mỡ - lội băng băng trên bãi bùn để tìm hang cá chình mỡ.
  • Cá chình có hình thể giống loài nhệch nhưng thân ngắn và to hơn. Vào mùa mưa, nước từ đầu nguồn đổ về mang theo phù sa là lúc cá chình xuất hiện, tìm bạn tình. Đây cũng là mùa ở nhiều nhà hàng sẵn có món ngon cá chình.
  • Dứa (khóm) Tắc Cậu với khoảng 1.300ha được trồng ở các xã Bình An,Vĩnh Hòa Phú và Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có chất lượng ngon, vị ngọt thanh dịu nhờ sự kết hợp của chất đất phù sa với chất mặn và chất phèn mà ít nơi nào có được.