Mít Thái siêu sớm

  • Mô hình trồng mít Thái siêu sớm xen canh cây đinh lăng của hộ ông Lê Thành Công tại ấp Tân Long, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, đã góp phần tăng thêm thu nhập trên đơn vị diện tích đất. Trái mít non, lá mít ông dùng nuôi dê, còn lá đinh lăng, thân đinh lăng, củ đinh lăng đều bán được...
  • Mô hình trồng mít Thái của gia đình ông Nguyễn Hữu Tân ngụ ở thôn Phước Tiến, xã Tân Phước, thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận) đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Mặc dù tuổi đã khá cao, nhưng ông vẫn cần mẫn, chăm chỉ và chịu khó học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
  • Mặc dù bị khiếm khuyết 1 chân, di chuyển khó khăn nhưng nông dân Lê Văn Sậm (ấp Mỹ Thiện, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) luôn chí thú làm ăn và không ngừng học hỏi, tìm kiếm các mô hình sản xuất mới. Những năm gần đây, ông Sậm bắt đầu chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng mít Thái siêu sớm và mô hình đã mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông.
  • Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn xã Mỹ Phước Tây (thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mô hình phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Trong số đó có nông dân Trần Văn Trực (sinh năm 1968), ngụ ấp Rạch Trắc, xã Mỹ Phước Tây với mô hình trồng chuyên canh cây mít Thái siêu sớm.
  • Gần đây, diện tích trồng cây mít siêu sớm (còn gọi là mít Thái) đã liên tục tăng cao tại nhiều địa phương ở ĐBSCL và cả nước nói chung, do nông dân đổ xô trồng loại cây này vì giá cả đầu ra và lợi nhuận hấp dẫn. Đáng lo là nông dân tại ĐBSCL phát triển trồng mít Thái chủ yếu theo kiểu tự phát, thiếu liên kết với nhau để hình thành các vùng sản xuất tập trung, thiếu gắn kết với các doanh nghiệp và nhà tiêu thụ nhằm đảm bảo đầu ra sản phẩm trong tương lai...
  • Vợ chồng chị Trần Thị Lệ, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) xuống giống 3.000 cây mít Thái siêu sớm, mít Viên Linh ở 6ha đất cằn. Chị Lệ cho biết, nếu canh tác tốt, cây mít có thể cho trái quanh năm. Trái mít thường nặng từ 15 – 25 kg, mỗi cây có thể cho thu hoạch hơn 1 tạ trái/năm và tăng dần theo độ tuổi của cây. Những năm gần đây, giá mít luôn dao động từ 7.000 - 14.000 đồng/kg vẫn có lời lớn.
  • Vợ chồng ông Nguyễn Thành Hạt (58 tuổi), bà Nguyễn Thị Nhung (57 tuổi, ở thôn Thái Sơn, xã Đại Hưng, huyện Đại lộc, Quảng Nam) đang có thu nhập ổn định nhờ mô hình trồng cây ăn quả. Trong vườn nhà ông Hạt, bà Nhung có những cây mít cho trái sai, trái to bự "khổng lồ", khi chín cây thơm cả xóm.
  • Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giá mít trái, đặc biệt là giống mít Thái siêu sớm tăng cao, nông dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, tình trạng trộm mít trái tại các nhà vườn lại gia tăng, khiến các chủ vườn bức xúc...
  • Với việc nhạy bén lựa chọn trồng xen mít và bưởi da xanh, ông Nguyễn Văn Ngài (SN 1966) ở ấp Trung Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) thu lợi ít nhất 250 triệu đồng/năm từ mít Thái trong khi chờ cây bưởi cho thu hoạch. Ông Ngài trồng mít Thái siêu sớm còn cho thu lợi kép khi có thể tỉa trái xấu, hái lá mít để nuôi thêm đàn dê.
  • Giá trái mít ở tỉnh Tiền Giang lại đang tăng cao ở mức kỷ lục, giúp người trồng mít trúng đậm.