Mô hình trồng quế
-
Với diện tích trồng quế khoảng 180.000ha, Việt Nam chiếm thứ 3 thế giới về sản lượng quế nhưng chiếm tới 34,4% về thị phần xuất khẩu quế toàn cầu. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế số 1 thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD vào năm 2022.
-
Ở các huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ như Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, trồng quế đã trở thành phong trào lớn, góp phần nâng độ che phủ rừng và trở thành cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế đồi rừng, giúp đời sống của người dân đổi thay.
-
Từ một loại cây trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc, qua thời gian cây quế đã đem lại thu nhập cao cho nông dân Yên Bái, thậm chí nhiều hộ trở thành tỷ phú. Đến nay, tỉnh Yên Bái cũng là nơi có diện tích trồng quế lớn nhất cả nước, trở thành cây "vàng xanh"...
-
Từ những năm 2000 đến nay, cây quế đã phủ xanh khắp huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), thực sự trở thành cây làm giàu cho người dân huyện miền núi này. Đến nay, diện tích trồng quế ở đây đạt trên 52.000 ha, doanh thu từ các sản phẩm quế lên tới 1.000 tỷ đồng.
-
Từng là loại cây phủ xanh đất trống đồi trọc, quế dần trở thành một trong những cây trồng chủ lực trong cơ cấu trồng rừng của tỉnh Lào Cai. Loài cây "đẻ" ra tiền từ lá đến vỏ này đã tạo ra nhiều tỷ phú nông dân ở mảnh đất vùng biên, với doanh thu sản phẩm hơn 600 tỷ đồng/năm.
-
Xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai) từng là nơi đã xảy ra trận lũ quét kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của 10 người tại thôn Nậm Chàm vào cuối năm 2012. Vậy mà chỉ sau mấy năm, xã Nậm Lúc đã có nhiều hộ xin thoát nghèo, xây được nhà cửa kiên cố, khang trang nhờ trồng quế.
-
Mặc dù đã kết thúc vụ thu hoạch quế chính vụ, song những ngày này, bà con các dân tộc xã vùng cao Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai) vẫn chưa hết phấn khởi vì năm vừa qua, nhà nào có quế là nhà đó rủng rỉnh tiền đi chợ, mua sắm đồ dùng, thực phẩm ăn tết.