Mọi hoạt động vi phạm pháp luật, ông chủ ứng dụng Telegram bị bắt để phục vụ điều tra

Khải Phạm Thứ ba, ngày 27/08/2024 07:06 AM (GMT+7)
Ứng dụng nhắn tin, gọi điện, chia sẻ dữ liệu và có cả các hội nhóm nên Telegram đang là nơi "trú ẩn" của mọi hoạt động vi phạm pháp luật. Vì vậy, mới đây CEO và Founder của Telegram - Pavel Durov đã bị giới chức Pháp bắt để phục vụ cuộc điều tra.
Bình luận 0

Mọi hoạt động vi phạm pháp luật đều có trên Telegram

CEO và Founder của Telegram - Pavel Durov mới đây đã bị giới chức Pháp bắt để phục vụ cuộc điều tra về vai trò của ứng dụng này trước các hoạt động không đúng pháp luật. Nhà chức trách cho rằng, việc thiếu người kiểm duyệt đã tạo điều kiện cho hoạt động tội phạm diễn ra trên Telegram.

Điều này là vô cùng nguy hiểm khi Telegram đang sở hữu lượng người dùng lớn với hơn 900 tài khoản trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam, ứng dụng này ghi nhận 32,6% trong số người dùng Internet trong độ tuổi 16-64 tuổi tính đến tháng 3/2024 (số liệu thống kê của DataReportal).

Sở dĩ Telegram thu hút lượng người dùng lớn là bởi ứng dụng này cung cấp đa dịch vụ từ nhắn tin, gọi điện, gửi file dữ liệu... đến các hội nhóm cung cấp đủ nhu cầu khi người dùng tìm kiếm.

Mọi hoạt động vi phạm pháp luật đều có trên Telegram - Ảnh 1.
Mọi hoạt động vi phạm pháp luật đều có trên Telegram - Ảnh 2.
Mọi hoạt động vi phạm pháp luật đều có trên Telegram - Ảnh 3.

Các hoạt động tội phạm diễn ra công khai trên Telegram.

Theo tìm hiểu, mọi hoạt động đều diễn ra công khai thông qua các kênh chat và nhóm. Nổi bật là các hình thức mua bán dữ liệu cá nhân, mua bán vũ khí, hoạt động mại dâm, làm giả chứng từ, hoá đơn giao dịch ngân hàng. 

Phổ biến nhất là hoạt động lừa đảo khi các nhóm đối tượng từ gọi điện dẫn dụ người dùng tham gia các công việc online kiếm tiền hoa hồng.

"Ban đầu, có người gọi điện cho tôi trao đổi và cho biết có công việc online với thu nhập hoa hồng lên đến 30%. Khi nhận lời, họ sẽ yêu cầu kết bạn Telegram, sau đó có người hướng dẫn và thêm vào nhóm với rất nhiều người tham gia", anh Nguyễn Tuấn chia sẻ.

Ban đầu, nhóm đối tượng lừa đảo này sẽ tạo lòng tin với người dùng bằng việc đưa ra những công việc đánh giá khách sạn, nhà hàng... tạo ra những trang web để người dùng có thể rút tiền sau mỗi lần đánh giá. 

Mọi hoạt động vi phạm pháp luật đều có trên Telegram - Ảnh 4.

Lừa đảo tiền của người dùng thông qua hình thức làm việc online.

"Họ cho rút tiền tối đa 50 nghìn đồng, sau đó muốn rút tiếp khi thực hiện đánh giá nhà hàng, khách sạn sẽ phải làm thêm nhiệm vụ khác bằng cách nạp tiền từ 300 nghìn đến 1 triệu đồng và nhận về 30% hoa hồng khi hoàn thành", người dùng Tuấn nói thêm.

Để tạo lòng tin với "con mồi", các đối tượng trong nhóm liên tục đăng tải hình ảnh hoá đơn nhận tiền hoa hồng khi làm nhiệm vụ. Do có tìm hiểu thông tin nên anh Tuấn biết đây là lừa đảo nên đã không thực hiện theo, sau đó người hướng dẫn liên tục nhắn tin để yêu cầu dành nhiệm vụ.

Không chỉ lừa đảo tiền của người dùng thông qua các nhiệm vụ, trên Telegram còn phổ biến các nhóm mua bán hàng cấm, làm giả giấy tờ, hoá đơn.... mà không gặp bất cứ sự hạn chế nào từ nền tảng cũng như cơ quan chức năng.

Ngoài ra, thời gian gần đây, các hoạt động mại dâm diễn ra công khai trên Telegram, thậm chí người dùng không muốn cũng bị thêm vào các nhóm này. Không chỉ có những "ả đào" tự đăng bài thì còn cả những nhóm người lừa đảo hoạt động có tổ chức.

Những người đàn ông ham "của lạ" khi lên Telegram tìm kiếm thường ngay lập tức nhận được những lời chào mời đến từ các đối tượng. 

Theo lời kể của một nạn nhân, khi có nhu cầu tìm "của lạ" trên Telegram, ngay lập tức có người nhắn tin "ngon ngọt" mời chào. Các đối tượng sẽ dẫn dụ người dùng cài đặt ứng dụng và mua gói dịch vụ, rẻ nhất là 300 nghìn đồng, mua một lần có thể dùng nhiều lần nên đã "đánh" vào lòng tham của không ít người. Tuy nhiên, chỉ cần thực hiện chuyển tiền mua dịch vụ xong, người dùng không thể liên lạc được với bên bán dịch vụ.

Theo chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), các đối tượng lừa đảo thường tạo lòng tin và dẫn dụ người dân với mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản (trực tiếp là tiền). Do đó, người dân cần chủ động nâng cao cảnh giác trước những lời mời kiếm tiền, dẫn dụ của người lạ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem