Môi trường giáo dục khác nhau ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của trẻ?

PHAN HẰNG ( Theo SOHU) Thứ năm, ngày 07/02/2019 12:55 PM (GMT+7)
Môi trường học ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của một đứa trẻ nhưng đó không phải là yếu tố quyết định một đứa trẻ thành công hay thất bại.
Bình luận 0

Đài BBC đã thực hiện một bộ phim tài liệu 50 năm, "Bảy năm của cuộc đời". Kể từ năm 1964, 14 trẻ em 7 tuổi người Anh đã được quay phim và chụp ảnh 7 năm một lần. Mỗi cảnh quay kéo dài 7 ngày, từ 7 giờ, 14 giờ ... và cuối cùng kết thúc lúc 56 giờ.

Bộ phim tài liệu theo dõi 14 trẻ em và xem mức độ giáo dục ảnh hưởng đến trẻ như thế nào trong các nhóm xã hội khác nhau, lớp học khác nhau.

14 đứa trẻ này đến từ các lớp khác nhau và có nền tảng giáo dục khác nhau. Trong 50 năm, số phận của những đứa trẻ này đã thay đổi như thế nào?

img

Tầng lớp thượng lưu

Andrew và John là những đứa trẻ thuộc tầng lớp thượng lưu đang học tại trường tư thục, chúng thường xuyên xem tin tức tài chính mỗi ngày dù lúc đó chúng chỉ mới có 7 tuổi. Chúng cũng biết rõ sau này sẽ học trường trung học nào, đại học phải là Oxford hay Harvard, chúng cũng có giấc mơ muốn trở thành ai rất rõ ràng.

Mười năm sau, cả Andrew và John đều đã đi theo đúng lộ trình đã vạch ra, cuối cùng họ trở thành những luật sư nổi tiếng, họ có sự nghiệp riêng, một cuộc sống thượng lưu, được tôn trọng và hạnh phúc.

Con cái của họ, không có ngoại lệ, tiếp tục con đường cũ của cha họ - trường trung học tốt, trường đại học tốt, công việc tốt.

Tầng lớp trung lưu

Trẻ em trung lưu cũng có ước mơ của riêng mình: ví dụ, chống phân biệt chủng tộc, giúp đỡ người da màu hoặc đi học ở đâu, nghề nghiệp gì, loại người nào để kết hôn hoặc kết hôn.

Mười năm sau: ba trong số những chàng trai thuộc tầng lớp trung lưu cũng đã đi học đại học. Sau khi tốt nghiệp khoa toán đầu tiên tại Đại học Oxford ở Bruce, một người trở thành giáo viên cấp hai. Anh giúp đỡ học sinh ở những vùng nghèo theo lý tưởng của mình.

Khi Peter còn trẻ, anh có niềm đam mê rất lớn về chính trị nhưng vì hoàn cảnh, anh đã học khoa Lịch sử của đại học Luân Đôn, trở thành giáo viên bình thường và ổn định ở tầng lớp trung lưu.

Một đứa trẻ trung lưu khác tên Neil, trong cảnh quay 7 tuổi, cậu bé hay nói về giấc mơ của mình trở thành một kiếm sĩ hoặc một con bướm bay trên bầu trời. Năm 14 tuổi, người ta vẫn thấy một thiếu niên mang trên vai chiếc túi, đạp xe qua bao nẻo đường. 10 năm sau, Neil cũng đậu địa học Oxford và 1 trường đại học khác, nhưng vì vấn đề tâm thần, anh bỏ học đi làm công nhân, rồi lang thang khắp nước Anh, sống như một kẻ vô gia cư.

Tầng lớp nghèo

Lin lớn lên trong tầng lớp lao động nghèo, năm 7 tuổi, cậu bé có một ước mơ là được đi siêu thị mua đồ thỏa thích. Kết quả là anh trở thành một thủ thư và thường xuyên rơi vào cảnh thất nghiệp.

Những đứa trẻ sống trong môi trường nghèo khổ, khi càng nhiều tuổi thường phải đối mặt với nổi lo thất nghiệp. Nếu không có một xã hội tốt, tình hình thật đáng lo ngại. Con cái của họ cũng hiếm khi được đi học huống gì là đại học, chúng chủ yếu làm các công việc dịch vụ bình thường, sống qua ngày.

Bộ phim tài liệu đã chỉ ra rằng tất cả trẻ em đều cần phải học hành đàng hoàng nếu muốn có một tương lai tốt đẹp. Trẻ em ở tầng lớp thượng lưu và trung lưu sống trong một cuộc sống giàu có, còn những đứa trẻ nghèo nếu không cố gắng sẽ kết thúc cuộc đời mình trong sự tầm thường, nghèo khó hơn.

Tuy nhiên, có một đứa trẻ đã chứng minh được mọi thứ có thể thay đổi nếu biết quyết tâm cố gắng và hành động thực tế ngay từ lúc còn bé.

Ông có tên là Nick, là người đặc biệt nhất trong 14 đứa trẻ, ông được nhận vào khoa vật lý đại học Oxford, nhưng điều đáng nói là ông xuất thân trong một gia đình rất nghèo. Một nơi mà trường tiểu học chỉ có duy nhất 1 lớp học. Cũng như bao đứa trẻ nông thôn khác, ông tỏ ra khá nhút nhát nhưng lại sớm hiểu biết rất rõ về tương lai của mình. Ông không muốn kế thừa trang trại của gia đình mình và muốn làm những điều bản thân thích.

10 năm sau, ông được nhận vào đại học Oxford, sau khi tốt nghiệp khoa vật lý, ông chuyển đến Hoa Kỳ và làm giáo sư tại một trường đại học nổi tiếng ở đây. Ông đã vượt qua đáy cuộc đời của mình, viết lại cuộc sống và sớm nhận ra lý tưởng sống của bản thân. Ông là minh chứng cho thấy chỉ cần bản thân nỗ lực cố gắng, sẽ có thể phá vỡ sự phân chia giai cấp thường có. Giáo dục chính là vũ khí kỳ diệu nhất.

Sự khác nhau

img

 Những gì mà trường nổi tiếng mang đến cho trẻ em không chỉ là sự khác biệt về trình độ học vấn, nó còn thể hiện thông qua nói quen học tập, trình độ của giáo viên, tốc độ truyền thông tin, tầm nhìn học sinh, trình độ xã hội…Đó còn là sự khác biệt trong triết lý giáo dục của cha mẹ theo một vòng tròn, ví dụ như lập kế hoạch cho sự tiến bộ của trẻ khi đến trường, nuôi dưỡng ước mơ cho trẻ…

Trong cuộc sống, công việc hằng ngày, suy nghĩ nhận thức của những người trong từng tầng lớp cũng thể hiện sự khác nhau rõ rệt.

Ví dụ khi gặp một vấn đề khó khăn, chẳng hạn như làm một dự án mới trong công việc.

Người ở tầng lớp thượng lưu sẽ nói: Anh cho tôi thời hạn, tôi sẽ suy nghĩ cách thực hiện nó.

Người ở tầng lớp trung lưu sẽ nói: Có ai khác có thể làm dự án này không, trong trường hợp không ai có thể làm thì tôi sẽ làm nó.

Người ở tầng lớp nghèo sẽ nói: Cái này quá khó đối với tôi, tôi không thể thực hiện được. Tại sao lại nhận dự án này?

Nhiều người tin rằng, cùng một nền giáo dục nhưng các trường học tốt nhất ngoài việc giảng dạy kiến thức thì nó còn là nơi truyền cảm hứng để học tập, đánh thức tiềm năng trong mỗi người. Dù không cùng vạch xuất phát nhưng nếu có ý chí và sự quyết tâm thì sự khác biệt giữa một ngôi trường danh tiếng hay nôi trường bình thường về cơ bản sẽ có sự khác nhau nhiều, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định tương lai của mỗi đứa trẻ.

Khác nhau trời vực giữa cách dạy con tích cực và tiêu cực

Thái độ của cha mẹ trong cách nuôi dạy con ảnh hưởng rất lớn tới tính cách và sự thành công trong tương lai của trẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem