Một hành tinh khác có thể đang bị mắc kẹt bên trong Trái đất
Một hành tinh khác có thể đang bị mắc kẹt bên trong Trái đất
Thứ bảy, ngày 27/03/2021 06:35 AM (GMT+7)
Các chuyên gia gần đây đã xem xét lại lý thuyết về cách Mặt trăng hình thành và đưa ra một giả thuyết mới: Một thế giới khác có thể đang tồn tại bên dưới bề mặt của Trái đất bao lâu nay mà chúng ta vẫn không hề hay biết.
Các nhà khoa học tin rằng Mặt trăng được hình thành khi một hành tinh sơ sinh có kích thước bằng sao Hỏa - được gọi là Theia - va vào Trái đất, tại một góc 45 độ vào khoảng 4,5 tỷ năm trước. Kết quả là, các phần của Theia và Trái đất đã kết hợp lại do lực trong quỹ đạo của Trái đất và cuối cùng hình thành Mặt trăng. Phần lớn thành phần của Mặt trăng đến từ Theia, phần còn lại của tiểu hành tinh này đã bị biến mất trong không gian. Điều này dẫn đến nhiều câu hỏi hơn, chẳng hạn như điều gì đã xảy ra với phần còn lại của nó? Theia vẫn đang ở đâu đó trong không gian hay nó đã bị xóa sổ?
Các nhà nghiên cứu hiện đang kết hợp các giả thuyết với nhau để xem rằng liệu có phải phần lớn Theia có thể bị mắc kẹt dưới bề mặt Trái đất hay không. Có hai thảm vật chất khổng lồ trong lòng Trái đất - một là bên dưới Nam Đại Tây Dương và một bên dưới châu Phi. Các nhà khoa học cho rằng những khối vật chất cực kỳ dày đặc này tồn tại và chúng có thể gây ra nhiễu động trong lá chắn từ trường của Trái đất. Đặc biệt, thảm vật chất dị thường tại Nam Đại Tây Dương (SAA) - như đã được biết đến - được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm vì nó gây ra một điểm yếu trong lá chắn từ trường của hành tinh chúng ta trải dài từ Chile đến Zimbabwe. Cả hai đốm màu bí ẩn này lớn đến nỗi chúng có chiều cao gấp hơn 100 lần chiều cao của đỉnh Everest - ngọn núi cao nhất hành tinh.
Kể từ khi được phát hiện vào cuối thế kỷ 20, các giả thuyết về những đốm màu này liên tục nổ ra, một trong số đó là giả thuyết các phần lõi của Trái đất đã bị vỡ ra, bao gồm các đống nhiệt hóa đá dày đặc. Một giả thuyết khác cho rằng chúng vẫn ở đó từ thủa sơ khai, có tuổi thọ như Trái đất và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của hành tinh con người.
Tuy nhiên, giờ đây, các chuyên gia đang kết hợp lý thuyết Theia với lý thuyết "Các tỉnh lớn có tốc độ trượt thấp" (LLSVPs) để đưa ra ý kiến rằng một thế giới khác bị chôn vùi bên dưới Trái đất. Qian Yuan, một ứng cử viên tiến sĩ nghiên cứu Động lực học lớp phủ tại Đại học Bang Arizona (ASU), phát biểu tại Hội nghị Khoa học Mặt trăng và Hành tinh: "Giả thuyết Tác động khổng lồ là một trong những mô hình được kiểm tra nhiều nhất về sự hình thành của Mặt trăng, nhưng bằng chứng trực tiếp chỉ ra sự tồn tại của tác động Theia vẫn khó nắm bắt. Chúng tôi chứng minh rằng lớp phủ của Theia về bản chất có thể dày hơn vài phần trăm so với lớp phủ của Trái đất, điều này cho phép các vật liệu của lớp phủ Theia chìm xuống lớp phủ thấp nhất của Trái đất và tích tụ thành các đống nhiệt hóa có thể gây ra các LLSVP được quan sát bằng địa chấn."
Bên cạnh việc mô hình hóa lớp phủ của Trái đất, kết quả của nghiên cứu mới nhất cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó cho thấy các dấu hiệu hóa học của LLSVP ít cũ như Theia. Nhóm nghiên cứu về Geophysical Research cho rằng: "Các mô phỏng về Tác động khổng lồ cho thấy rằng ít nhất một số mảnh nguyên vẹn của lớp phủ Theia có thể đã tồn tại trong lớp phủ của Trái đất trong suốt lịch sử hành tinh loài người."
Vui lòng nhập nội dung bình luận.