Một hợp tác xã ở Hậu Giang, trồng lúa kiểu mới thu lãi 36 triệu đồng/ha, lần đầu tiên còn bán được cả... báo cáo

Huỳnh Xây Thứ tư, ngày 03/07/2024 18:29 PM (GMT+7)
Mô hình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính do doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh Hậu Giang giúp nông dân đạt lợi nhuận 36 triệu đồng/ha. Mô hình này còn giúp nông dân có thêm phần thu nhập nữa từ việc bán... báo cáo giảm phát thải.
Bình luận 0

Hôm nay 3/7, tại ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang, Hợp tác xã Tân Long phối hợp với Công ty Cổ phần Net Zero Carbon, Công ty Cổ phần BSB Nanotech tổ chức tổng kết mô hình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính.

Một hợp tác xã ở Hậu Giang, trồng lúa kiểu mới thu lãi 36 triệu đồng/ha, lần đầu tiên còn bán được cả... báo cáo- Ảnh 1.

Mô hình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính tại ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Huỳnh Xây.

Mô hình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính được triển khai trong vụ hè thu (giống lúa OM 18), với diện tích khoảng 4,2 ha tại Hợp tác xã Tân Long, trong đó có 1ha làm ruộng đối chứng.

Theo đó, khi thực hiện mô hình lúa giảm phát thải khí nhà kính, nông dân thực hiện chặt chẽ 9 công đoạn của quy trình canh tác lúa thông minh và được theo dõi, quản lý bởi vệ tinh. Sau hơn 3 tháng thực hiện, mô hình đến thời điểm thu hoạch.

Một hợp tác xã ở Hậu Giang, trồng lúa kiểu mới thu lãi 36 triệu đồng/ha, lần đầu tiên còn bán được cả... báo cáo- Ảnh 2.

Ông Trần Văn Đông - Phó Giám đốc Hợp tác xã Phú Thịnh (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đến tham quan mô hình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính tại ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Huỳnh Xây

Một hợp tác xã ở Hậu Giang, trồng lúa kiểu mới thu lãi 36 triệu đồng/ha, lần đầu tiên còn bán được cả... báo cáo- Ảnh 3.

Trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính tại ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang giúp nông dân đạt năng suất lúa đạt gần 8 tấn/ha. Ảnh: Huỳnh Xây

Qua đánh giá sơ bộ của các đơn vị triển khai, mô hình mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho nông dân. Cụ thể, năng suất lúa đạt gần 8 tấn/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư (khoảng 21 triệu đồng/ha), lợi nhuận thu được hơn 36 triệu đồng/ha.

Đối với ruộng đối chứng trồng theo phương thức truyền thống, năng suất lúa đạt gần 6 tấn/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư (hơn 24 triệu đồng/ha), lợi nhuận thu được gần 20 triệu đồng/ha.

Như vậy, năng suất trong mô hình cao hơn 2 tấn lúa so với ruộng đối chứng, giúp nông dân thu thêm từ 15 triệu đồng/ha trở lên. Tham quan mô hình, nhiều nông dân, hợp tác xã và ngành chức năng địa phương cho biết, đây mà mức thu nhập "không tưởng".

Ngoài tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận, nông dân tham gia mô hình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính có thêm nguồn thu nhập khác.

Một hợp tác xã ở Hậu Giang, trồng lúa kiểu mới thu lãi 36 triệu đồng/ha, lần đầu tiên còn bán được cả... báo cáo- Ảnh 5.

Doanh nghiệp, hợp tác xã các nơi đến tham quan mô hình. Ảnh: Huỳnh Xây

Một hợp tác xã ở Hậu Giang, trồng lúa kiểu mới thu lãi 36 triệu đồng/ha, lần đầu tiên còn bán được cả... báo cáo- Ảnh 6.

Làm theo quy trình, lúa nông dân đạt 120 hạt/ bông. Ảnh: Huỳnh Xây

Ông Phạm Minh Cường đến từ Công ty Cổ phần Net Zero Carbon cho hay: "Tham gia thực hiện mô hình, công ty hỗ trợ nông dân đưa ra được báo cáo giảm phát thải và công ty sẽ là đơn vị thu mua báo cáo giảm phát thải mà Công ty Spiro Carbon đo được từ hệ thống vệ tinh".

Ở các mô hình tương tự thực hiện ở các địa phương khác (đã thu hoạch lúa trước đó), theo ông Cường, ngoài giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, người dân còn hưởng lợi từ báo cáo giảm phát thải carbon đo được từ 3,5-4 tấn/ha.

Một hợp tác xã ở Hậu Giang, trồng lúa kiểu mới thu lãi 36 triệu đồng/ha, lần đầu tiên còn bán được cả... báo cáo- Ảnh 7.

Trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính do doanh nghiệp thực hiện tại tỉnh Hậu Giang giúp cây lúa hạn chế đổ ngã. Ảnh: Huỳnh Xây.

Còn ông Nguyễn Văn Thích - Giám đốc Hợp tác xã Tân Long thì cho biết, hợp tác xã đang thí điểm mô hình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính. Mô hình đã giúp giảm 30% chi phí (giảm phân, thuốc, giống (sử dụng 80kg/ha), nước,...) và tăng từ 100-200 đồng/kg khi bán lúa.

Đặc biệt, mô hình làm theo quy trình tưới ngập khô xen kẽ nên rễ lúa ăn rất sâu xuống đất thay vì ăn lan rộng như trước đây. Do đó, cây lúa hạn chế đổ ngã tối đa.

"Ngày xưa chỉ bán lúa, giờ chúng tôi còn bán được báo cáo giảm phát thải. Sau khi thu hoạch xong hôm nay, trong trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ có báo cáo chính xác về lượng phát thải" - ông Thích nói.

Giám đốc Hợp tác xã Tân Long nhấn mạnh, tới đây sẽ phát triển lớn hơn, mạnh hơn về mô hình lúa giảm phát thải khí nhà kính mà các doanh nghiệp đang đầu tư.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem