Một nông dân Thanh Hóa nuôi con động vật bé tí ti này trong vườn, cây ra quả ngon, cả làng đến xem

Hữu Dụng Thứ ba, ngày 31/12/2024 12:46 PM (GMT+7)
Để giúp cây bưởi giảm sâu bệnh, tăng năng xuất, hạn chế rụng quả và quả to đẹp, ngọt hơn… anh Trịnh Đình Mão ở xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng mô hình "Nhân nuôi và sử dụng kiến vàng phòng chống sinh vật gây hại trên cây ăn quả có múi", mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bình luận 0

Độc đáo mô hình nuôi kiến vàng trong vườn bưởi

Đến thăm mô hình trồng bưởi hơn 1,5ha đang vào vụ thu hoạch của gia đình anh Trịnh Đình Mão (SN 1987) ở thôn Trịnh Xá 1 xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa nhìn vườn bưởi vàng óng, quả to đẹp trĩu cành.

Anh Mão cho biết, đầu năm 2024, gia đình anh cùng phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định thực hiện thí điểm tại vườn bưởi của gia với tổng diện tích 1,5ha mô hình "Nhân nuôi và sử dụng kiến vàng phòng chống sinh vật gây hại trên cây ăn quả có múi".

Đây là thuộc nhiệm vụ "Phát triển ứng dụng quản lý sinh vật gây hại tổng hợp (IPMIPHM) và biện pháp sinh học phòng chống sinh vật gây hại cây trồng" do Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng Khu 4 triển khai.

"Sau gần một năm gia đình tôi áp dùng mô hình này ở vườn bưởi đã phát huy hiệu quả rõ nét như: khống chế, tiêu diệt triệt để các loài côn trùng gây hại cho cây; hạn chế rụng quả và giúp quả to, mọng nước, ngọt hơn", anh Trịnh Đình Mão hồ hởi giới thiệu về hiệu quả của mô hình.

Một nông dân ở Thanh Hóa nuôi kiến vàng giúp vườn cây không còn sâu bệnh, tăng năng suất, giúp quả to đẹp, ngọt hơn- Ảnh 1.

Hiện vườn bưởi 1,5 ha của anh Trịnh Đình Mão ở thôn Trịnh Xá 1 xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đang áp dụng mô hình nuôi kiến vàng để kiểm soát sâu bệnh.

Theo anh Mão chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật về nhân nuôi và sử dụng kiến vàng phòng chống sinh vật gây hại trên cây bưởi. 

Loài kiến vàng rất dễ nuôi, không tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí chăm sóc. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm thì đàn kiến sẽ bỏ đi hoặc chết. Nếu đã xác định nuôi kiến để bảo vệ cây trồng thì không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nữa. 

Vì nếu làm vậy thì kiến sẽ chết hoặc bỏ đi, đây chính là thách thức của những nông dân muốn áp dụng mô hình nuôi kiến vàng để bảo vệ vườn cây có múi.

"Các tổ kiến được chọn để đưa về vườn nhân nuôi phải là các tổ có lá bao còn xanh, đường kính tổ trung bình từ 20 cm trở lên và cấu tạo từ 2 lớp lá trở lên. Ngoài ra, cần chăng dây giữa các tán cây để tạo điều kiện cho kiến di chuyển từ cây này sang cây khác để săn mồi và làm tổ. 

Kiến vàng có thể tiêu diệt được các loại côn trùng gây hại trên vườn cây ăn quả như: bọ xít, rầy mềm, sâu vẽ bùa, rệp sáp, sâu đục quả, sâu đục thân", anh Trịnh Đình Mão chia sẻ thêm về cách nuôi kiến vàng và hiệu quả từ kiến vàng mang lại.

Một nông dân ở Thanh Hóa nuôi kiến vàng giúp vườn cây không còn sâu bệnh, tăng năng suất, giúp quả to đẹp, ngọt hơn- Ảnh 2.

Mô hình "Nhân nuôi và sử dụng kiến vàng phòng chống sinh vật gây hại trên cây ăn quả có múi" thuộc nhiệm vụ "Phát triển ứng dụng quản lý sinh vật gây hại tổng hợp (IPMIPHM) và biện pháp sinh học phòng chống sinh vật gây hại cây trồng" do Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng Khu 4 triển khai.

Một nông dân ở Thanh Hóa nuôi kiến vàng giúp vườn cây không còn sâu bệnh, tăng năng suất, giúp quả to đẹp, ngọt hơn- Ảnh 3.

Tổ của kiến vàng tại vườn bưởi của anh Trịnh Đình Mão.

Cũng theo anh Mão, việc sử dụng kiến vàng trong quản lý sinh vật gây hại giúp nông dân giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, giảm phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ.

Đặc biệt là các chế phẩm sinh học (nấm xanh Metazhium, thể kháng nấm, chế phẩm Emuniv...) góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, tạo ra các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng", anh Trịnh Đình Mão chia sẻ thêm về các nuôi kiến vàng và hiệu quả từ kiến vàng mang lại.

Lợi ích từ nuôi kiến vàng

Theo anh Mão nhẩm tính, từ khi nuôi kiến vàng trong vườn bưởi giúp bảo vệ môi trường sinh thái, bởi phương pháp này hoàn toàn tự nhiên và không gây ô nhiễm đất, nước hay không khí. 

Điều này không chỉ tạo ra sản phẩm bưởi sạch, mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực canh tác, giúp môi trường nông thôn bền vững hơn.

Sau thời gian gây nuôi, hiện vườn bưởi của anh Mão hiện có hàng trăm tổ kiến vàng, ước tính cả triệu con. Để cho đàn kiến sinh trưởng và phát triển tốt trong vườn bưởi, anh Mão đã kết nối các cây bưởi với nhau bằng dây nhựa mỏng để kiến tiện di chuyển qua lại.

Một nông dân ở Thanh Hóa nuôi kiến vàng giúp vườn cây không còn sâu bệnh, tăng năng suất, giúp quả to đẹp, ngọt hơn- Ảnh 4.

Để giúp kiến vàng di chuyển anh Trịnh Đình Mão đã Để cho đàn kiến sinh trưởng và phát triển tốt trong vườn bưởi, anh Mão đã kết nối các cây bưởi với nhau bằng dây nhựa mỏng để kiến tiện di chuyển qua lại.

Trong vườn, anh Mão sử dụng nhiều vỏ nhựa có chứa thức ăn và đặt trên thân cây (ruột gà, đầu cá…) để kiến bổ sung dinh dưỡng. Đặc biệt, đối với bưởi rụng, anh Mão cắt bỏ phần vỏ ngoài, để dưới gốc để kiến bổ sung nước khi cần thiết, phần khác anh ủ làm phân hữu cơ để bón cho cây trồng.

Một nông dân ở Thanh Hóa nuôi kiến vàng giúp vườn cây không còn sâu bệnh, tăng năng suất, giúp quả to đẹp, ngọt hơn- Ảnh 5.

Vườn bưởi của gia đình anh Trịnh Đình Mão ở thôn Trịnh Xá 1 xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa sai quả.

Cũng theo anh Mão, nuôi kiến vàng trong vườn chỉ có nhược điểm duy nhất đó là khi thu hoạch hơi vất vả vì nếu không cẩn thận là bị kiến cắn. "Nếu không mặc đồ bảo hộ an toàn sẽ bị kiến cắn rất đau. Do đó trước khi thu hoạch, cần tưới lượng nước vừa đủ vào tổ kiến để hạn chế chúng ra bên ngoài".

Một nông dân ở Thanh Hóa nuôi kiến vàng giúp vườn cây không còn sâu bệnh, tăng năng suất, giúp quả to đẹp, ngọt hơn- Ảnh 6.

Cũng theo anh Mão, việc sử dụng kiến vàng trong quản lý sinh vật gây hại giúp nông dân giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, giảm phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ và đặc biệt là các chế phẩm sinh học.

Nhờ được triển khai bài bản việc nuôi kiến vàng trong vườn bưởi, đến nay, mô hình đã mang lại lợi ích kép, vừa giúp vườn bưởi của gia đình anh Mão cho quả tăng độ ngọt do không bị côn trùng tấn công, vừa giúp cây phát triển tốt. 

Dự kiến vụ bưởi năm nay, anh Mão thu hoạch khoảng 10 tấn bưởi, sản lượng đạt cao hơn 20% so với năm 2023. Với vườn bưởi 1,5ha cùng 10ha lúa, mỗi năm gia đình anh Mão thu nhập khoảng 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Mô hình trồng bưởi kết hợp nuôi kiến vàng không chỉ giúp nông dân giảm thiểu sự phụ thuộc vào hóa chất bảo vệ thực vật, mà còn nâng cao năng suất và chất lượng bưởi, đem lại lợi nhuận cao.

Đây là một phương pháp canh tác thông minh, bền vững và thân thiện với môi trường, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Một nông dân ở Thanh Hóa nuôi kiến vàng giúp vườn cây không còn sâu bệnh, tăng năng suất, giúp quả to đẹp, ngọt hơn- Ảnh 7.

Nhiều người đến thăm mô hình nuôi kiến vàng trong vườn bưởi của anh Trịnh Đình Mão.

Việc áp dụng mô hình này sẽ là xu hướng tất yếu trong nền nông nghiệp hiện đại, khi nông dân ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và sản xuất nông sản sạch, an toàn.

Kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina là một loài kiến sống trên cây ở các vùng nhiệt đới châu Á và Úc. Chúng làm tổ trên cây bằng cách dùng tơ do ấu trùng của chúng tạo ra để cuộn các lá với nhau. Loài kiến này có màu đỏ hoặc vàng nhạt. Kiến vàng ăn côn trùng và các động vật không xương sống khác, con mồi của chúng chủ yếu là bọ cánh cứng, ruồi và bọ cánh màng...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem