Mùa nước nổi

  • Được mệnh danh là Đồng Tháp Mười thu nhỏ, khi mùa nước nổi về, Vườn Quốc gia Tràm Chim như được khoác lên mình “tấm áo mới”. Đến với Vườn Quốc gia Tràm Chim vào dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều chương trình tham quan hấp dẫn và có cơ hội sắm vai làm cư dân mùa nước nổi tại đây.
  • Khu rừng hơn 800 ha có những lối đi màu xanh hút tầm mắt, là nơi sinh sống của hàng trăm loài động, thực vật đặc trưng của phương Nam.
  • Sáng tinh mơ, ngang qua tuyến kênh Mặc Cần Dưng (qua các huyện Châu Thành - Tri Tôn, tỉnh An Giang) mới thấy hết sự rộn ràng của bà con mưu sinh mùa nước nổi. Dù con nước từ thượng nguồn đổ về đột ngột, lượng cá, tôm ít ỏi, nhưng bà con vẫn sống khỏe nhờ nghề đặt trúm lươn và bắt ốc rất đỗi dân dã.
  • Mùa nước nổi năm nay, “tháng bảy nước… chưa nhảy khỏi bờ” và nhiều dự báo ĐBSCL sẽ vắng mùa nước nổi. Nhưng thực tế diễn biến mùa lũ năm nay có nhiều khác thường, theo chúng tôi ghi nhận nước về trễ hơn mọi năm 1 tháng, nhưng lên rất nhanh khiến hoạt động đời sống sản xuất, kinh doanh của người dân nông thôn và các đô thị bị xáo trộn. Những mùa nước nổi “cà giựt”, không theo quy luật cho thấy diễn biến của Mẹ Thiên nhiên ngày càng khác thường, sản xuất và đời sống của hàng triệu nông dân vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hàng năm, khi mực nước trên những con sông dâng cao, ngoài đồng nước mấp mé tràn bờ cũng là lúc người dân đầu nguồn tỉnh An Giang tất bật chuẩn bị ngư cụ, phục vụ mùa đánh bắt thủy sản. Nào là đặt lờ, đặt lọp, đặt lú, đặt trúm…nhưng thú vị nhất vẫn là đi bắt ếch đồng. Không chỉ là thú vui lúc nông nhàn, công việc này còn giúp nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.
  • Năm nay lũ về muộn, lượng cá tôm có ít hơn những năm trước, nhưng hiện người dân các tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long thấy phấn khởi vì có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Lũ cũng mang phù sa về cho đất thêm màu mỡ.
  • Năm nay, đến tháng 8 âm lịch nước mới lên trên sông Cửu Long và dần “bò” lên ruộng. Mà theo kinh nghiệm của nông dân, thường mọi năm là “tháng 7 nước nhảy khỏi bờ”.
  • Những ngày cuối tháng 9, nước thượng nguồn sông Mekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhích lên, nhưng so với mọi năm vẫn thấp hơn nhiều. Nước về muộn, lại ở mức thấp, kéo theo lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản ít hơn trước. Đi dọc quốc lộ 91 từ TP.Cần Thơ đến tỉnh An Giang, gặp những người dân lâu nay gắn bó mưu sinh mùa nước nổi, ai cũng lo lắng.
  • 11 giờ trưa, tại khu chợ cá nhỏ ở xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã thấy tấp nập người mua, kẻ bán. Những mẻ cá linh, cá rô, cá lóc, các chạch… được ngư dân mang ra đây bán. Trong đó, mặt hàng được chú ý nhiều nhất là cá linh.
  • Sau nhiều tháng chờ đợi, người dân khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đã sẵn sàng đón lũ từ thượng nguồn tràn về. Lũ về mang theo phù sa trĩu nặng cho đất đai thêm màu mỡ và nhiều đặc sản, sản vật mùa nước nổi như cá đồng, bông súng, điên điển, hẹ nước,...