Mùa nước nổi
-
Mùa lũ, người dân không chỉ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên như: giăng câu, lưới, đặt lọp… nhiều người ở tỉnh An Giang còn mưu sinh bằng việc bắt ốc bươu vàng, vừa tăng thu nhập, vừa hạn chế đối tượng gây hại mùa màng. Ngoài chợ ăm ắp sản vật mùa nước nổi, ngồi chợ lể ốc, mổ cá cũng kiếm ra tiền...
-
Có lẽ không còn bình dị được hơn nữa đối với cuộc sống của những người dân xóm lọp cá lóc Vàm Cỏ Tây (huyện Mộc Hóa, Long An). Họ sống quây quần cùng nhau. Năm, bảy gia đình từ nơi khác chuyển đến cất lên những căn nhà, lều, ghe nhỏ xíu tạm bợ cạnh nhánh sông. Điều kiện sống thiếu thốn bởi phải xài nước sông, đèn dầu. Do vậy, trẻ con nơi đây phần lớn là thất học.
-
Trên những cánh đồng ngập nước, rất nhiều chiếc ghe, xuồng neo lại gần nhau thành những xóm nhỏ. Từ xa nhìn lại đó chỉ là những chỉ ghe mỏng manh nhưng trên đó vô vàn là những cảnh đời, số phận. Kiếm tìm sinh kế họ phải di chuyển bởi nguồn thủy sản không còn dồi dào như trước.
-
Dọc theo những con đê quốc phòng và các tuyến kênh lớn, thỉnh thoảng lại gặp nhiều xóm lều, xóm ghe mọc san sát nhau, được gọi là “xóm du cư mùa nước nổi”.
-
Mùa nước nổi ở An Giang đi tắm đồng, bẻ trái cà na...là khoảnh khắc được hòa mình với những trải nghiệm độc đáo. Tạm quên những bộn bề của cuộc sống, cảnh thanh bình của vùng quê chào đón khách thập phương. Không cần đến những dịch vụ cầu kỳ, chỉ nhờ “thổ địa” làm “hướng dẫn viên”, ai cũng có thể về lại với tuổi thơ, du lịch thỏa thích cùng mùa nước nổi.
-
Khu vực cầu cạn (cầu Xuân Tô, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) còn có tên gọi khác là “Biển đồng”, “Hà Tiên 2”. Đơn giản thôi, vào mùa nước cạn, dưới chân cầu là ruộng lúa bạt ngàn, kéo dài tít tắp. Nước nổi tràn về, khu vực ấy trở thành đồng nước mênh mông, trĩu nặng phù sa và thủy sản. Chẳng phải điểm du lịch, cầu cạn vẫn được nhắc đến, quyến luyến lòng người bằng sự bình yên rất riêng của mình.
-
Mùa nước nổi năm nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Khanh, ngụ ấp Hòa Lộc, xã Hòa Lợi (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) trồng 0,2ha dưa leo, 0,3ha mướp hương. Hơn 1 tháng nay, ngày nào vợ chồng anh Khanh cũng thu về hơn 400.000 đồng tiền bán dưa leo, chưa kể tiền bán mướp hương...
-
Chợ cá Tha La (ấp Cây Trâm, xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) từ lâu đã nổi tiếng với du khách gần xa. Chợ hoạt động quanh năm, sôi động và nhộn nhịp nhất là vào mùa nước nổi. Đây là khu chợ nhỏ nhưng bán đủ loại cá tôm, sản vật mùa nước nổi. "Chợ ma" do người dân tự mở, hoạt động chủ yếu về đêm nên còn được người dân gọi vui là: “chợ ma”, “chợ âm phủ”...
-
Mùa nước nổi, lũ về người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nổi lo âu về sạt lở, nước tràn ngập đường sá, nhà cửa...Nhưng với nhiều người dân, doanh nghiệp ở miền Tây, mùa nước nổi, con lũ về lại là dịp kiếm tiền. Đó có thể là nghề làm khô nhái, bắt cá linh ở An Giang, mở các tuyến du lịch để phục vụ khách khám phá mùa nước nổi ở Vĩnh Long...
-
Thời điểm này lũ ở ÐBSCL đang vào chính vụ, nước ngập mênh mông. Những khu vực bị chia cắt sinh hoạt vô cùng khó khăn nhưng thầy giáo vẫn ngày ngày băng đồng gieo chữ cho các em học sinh.