Mùa nước nổi
-
Chúng tôi về Gáo Giồng-Cao Lãnh, Đồng Tháp giữa mùa nước nổi. Nước mênh mông khắp các kinh rạch dọc ngang làm cả khu sinh thái này như một ốc đảo nổi trên mặt nước.
-
Là một trong những nghề thường xuất hiện vào mùa nước nổi ở Long An, đẩy côn là loại hình bắt cá khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng giúp người dân có thêm thu nhập. Tuy nhiên, vì nguồn thủy sản ngày càng khan hiếm, hiện nay đẩy côn không còn nhiều người dân sử dụng.
-
Mùa nước nổi, bà con nông dân khu vực cồn An Thạnh (ấp An Thạnh, xã Hòa Bình, Chợ Mới, tỉnh An Giang) tận dụng diện tích mặt nước trồng các loại cây thủy sinh. Trong đó thả cây ấu Đài Loan là loại cây trồng được nhiều người lựa chọn. Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, cây ấu còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong mùa nước lũ...
-
Năm nay miền Tây lũ đẹp, thủy sản theo con nước về đồng về sông nhiều. Thời điểm này đang là chính vụ đánh bắt cá linh ở miền Tây mùa nước nổi. Tuy giá cá linh "lao đốc" và ở mức thấp, nhưng những hộ đánh bắt cá linh ở đầu nguồn tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp mỗi ngày bắt được 800kg đến 2 tấn vẫn kiếm được tiền triệu...
-
Hàng năm, bắt đầu từ đầu tháng 7 âm lịch, khi con nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang theo những dòng phù sa và sản vật phong phú; tận dụng lợi thế này, nhiều người dân vùng “rốn lũ” đầu nguồn huyện Tân Châu như Vĩnh Xương, Phú Lộc (An Giang) bắt đầu tất bật với công việc mưu sinh đánh bắt thủy sản mùa nước nổi.
-
Không chỉ có tôm, cá, mùa nước nổi còn mang đến cho vùng Đồng Tháp Mười nói riêng, miền Tây Nam bộ nói chung nhiều sản vật thiên nhiên phong phú như hẹ nước, bông súng, bông điên điển...
-
Đối với người dân đồng bằng Sông Cửu Long, thời điểm tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm của con nước nổi trở về, nhà nhà đều hân hoan, phấn khởi trông chờ…Bởi đó không chỉ là thời điểm lắm tôm, nhiều cá mà còn là mùa của nhiều loại rau trái, đặc trưng mang đậm chất miền Tây Nam Bộ. Đó là mùa nước nổi tràn đồng, bông điên điển nở vàng, cây cà na kết trái…
-
Mùa lũ ở miền Tây còn được gọi là mùa nước nổi. Khi con nước tràn về phủ trắng các cánh đồng mang theo nhiều tôm cá, có nhiều cá linh và các loại sản vật thiên nhiên về cho người dân nơi đây. Cá linh và các sản vật mùa nước nổi như món quà của lũ. Giá cá linh đầu mùa lũ cao 200.000 đồng/kg, dân kiếm được 1,2 triệu đồng/ngày, còn hiện nay giá cá linh chỉ còn vài chục ngàn đồng, dân kiếm được 500 ngàn đồng/ngày.
-
Năm nay, miền Tây lũ lớn nên nhiều sản vật mùa nước nổi như: cá, tôm, cua, ốc, rắn… về theo con nước. Miền Tây mùa nước nổi là cơ hội để ngư dân vùng đầu nguồn An Phú, Tân Châu, tỉnh An Giang tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ việc đánh bắt cá tôm tới hái rau đồng. Những tay lưới thả trên đồng nước nổi dính đầy cá linh...
-
Sáng chớm lạnh. Như mỗi ngày, mùa nước nổi chợ biên giới Khánh An, huyện An Phú (An Giang) bắt đầu nhộn nhịp. Tiếng rao hàng í ới, tiếng dân vạn chài gọi nhau hối thúc đưa những rổ cá, cua, ốc đồng, rắn thì rất nhiều… lên bờ cho kịp buổi chợ hừng đông. Chợ “quê” mà “không quê” chút nào. Bởi, nơi đây bán toàn đặc sản mùa nước nổi, đến nỗi người dân thành thị cũng phải ao ước có dịp tới mua!