Ông Trần Văn Khám, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: “Gần 1 tuần nay, giăng lưới thấy lượng cá nhiều hơn mọi năm. Nước mới tràn đồng mà lượng cá như thế này thì ngư dân chúng tôi phấn khởi lắm. Có ngày, tôi thu về hơn chục ký cá các loại, ngày ít thì cũng 7-8kg...".
Về tỉnh An Giang có mắm cá linh, tới tỉnh Trà Vinh có mắm bò hóc của người Khmer thì đến tỉnh Sóc Trăng có mắm cá rô đồng không xương. Thứ mắm cá rô đồng không xương này được làm tại thị xã Ngã Năm – vùng đất trũng với lượng cá đồng, trong đó có cá rô đồng dồi dào.
Thời điểm này, nước nổi ở vùng Đồng Tháp Mười đã tràn bờ đê, ngập đồng ruộng. Tuy nước đổ về trễ hơn so cùng kỳ các năm trước, nhưng cũng là lúc nông dân tỉnh Đồng Tháp săn bắt, mua bán chuột đồng để kiếm nguồn thu nhập cho gia đình lúc nông nhàn.
Thông lệ hàng năm, mùa này cá linh non xuất hiện nhiều ở các tỉnh đầu nguồn như tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Long An, nhưng năm nay đến giờ vẫn chưa thấy về.
Do mùa nước nổi năm nay thấp và nước lũ đổ về trễ hơn mọi năm nên các sản vật như: cua, ốc, cá, tép…các loại ở các chợ trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp khan hiếm, giá bán tăng, trong đó ốc lác đặc sản giá bán cao hơn năm 2019 rất nhiều.
Khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống, nước trong ao hồ, ngoài đồng ruộng vừa xăm xắp mặt. Đây là thời điểm lũ ếch từ trong hang chui ra để “hưởng tuần trăng mật”. Từng cặp, từng đôi dính chùm nhau, tiếng kêu ọp ọp, huềnh huềnh vang đồng.
Cá linh non đầu mùa nước nổi bán ngoài chợ Thường Thới giá tới 250.000 đồng/kg. Tại huyện đầu nguồn Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), nơi đón lũ tràn đồng sớm nhất, người dân đã bắt đầu đánh bắt được cá đồng.
Bên cạnh tập trung thả nuôi cá trên ruộng mùa nước nổi, nhiều nông hộ ít đất sản xuất ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) đang khẩn trương vệ sinh kênh, mương, mé sông trước nhà thả nuôi trên 360 lồng cá, vèo cá, tăng hơn 130 lồng, vèo so với cùng kỳ năm trrước.