Những hình thái, biểu tượng mang tính lễ nghi trong tín ngưỡng, tái hiện tinh thần thượng võ bị tầm thường hoá, dung tục hoá dưới những màn bạo lực ấy xuất phát từ lòng tham, sự ích kỷ của đám đông tham gia lễ hội. Hành vi bạo lực trong lễ hội còn được cổ suý một cách văn hoa khi mà một quan chức ngành văn hoá gọi đó là “cướp có văn hoá”.
Vậy, muốn có may thì... phải cướp???
Hai mẹ con sợ hãi khi đám đông hò hét đuổi bắt lợn chen cả vào chỗ dân làng, du khách tại hội Bắt lợn ông Cầu (xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ).
Đám thanh niên chen nhau trong hội Bắt lợn ông Cầu (xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ).
Quả phết được chôn dưới hố với hàng ngàn người vây quanh nên cách nhanh nhất vào được trung tâm là giẫm đạp lên đầu người khác tại hội Cướp phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ).
Năm nào cũng vậy, hội Cướp phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ) cũng có người ngất xỉu được khiêng ra cấp cứu.
Những thanh niên cướp chiếu tại hội Đúc Bụt không còn giữ cho đầu khỏi nóng.
Một thanh niên tung “cước” và bị đáp lại một cú vụt bằng gậy tại hội Gióng Sóc Sơn (Hà Nội).
Tại hội Gióng Sóc Sơn (Hà Nội) ngày mùng 6 tháng Giêng, hàng trăm người xông vào cướp hoa tre, gây nên cảnh ẩu đả, xô xát giữa đám đông với những thanh niên rước kiệu.
Trong lễ hội Đúc Bụt (diễn ra ngày 26.2.2015 - mùng 8 tháng Giêng tại thôn Phù Liễn (xã Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc) hàng ngàn người xông vào giành giật đến đổ máu để cướp manh chiếu rách cầu may.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.