Mỹ, Australia bàn cách tăng cường phòng thủ tên lửa đạn đạo ở châu Á

Văn Biên (theo The Wall Street Journal) Chủ nhật, ngày 15/06/2014 11:29 AM (GMT+7)
Tờ The Wall Street Journal cho hay, cuộc hội đàm mới đây giữa Mỹ và Australia đã tạo ra động lực mới cho các kế hoạch của Washington trong việc tạo ra một lá chắn phòng thủ tên lửa đạn đạo lớn hơn cho các đồng minh ở châu Á, trong đó bao gồm cả các hạm đội tàu chiến đánh chặn tên lửa.
Bình luận 0

Theo một tuyên bố của Mỹ vào đêm ngày 12.6, các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Tony Abbott nhân chuyến thăm Mỹ đã đạt được cam kết, khẳng định chính quyền Canberra của Australia sẽ giúp đỡ Mỹ thúc đẩy kế hoạch phòng thủ tên lửa mở rộng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như một phần làm đối trọng với Triều Tiên.

Các cuộc đàm phán cũng khẳng định ý định của Mỹ muốn tạo dựng một vị trí lớn hơn các tàu chiến và máy bay hiện diện tại Australia, trong khi sự bất ổn trong Biển Đông đang làm dấy lên những mối quan tâm của khu vực. Căng thẳng giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng đã leo thang vào những tháng gần đây, đã thúc đẩy Mỹ phải làm việc để củng cố các mối quan hệ quốc phòng với các đồng minh trong khu vực.

Tờ The Wall Street Journal cho biết, Trung Quốc có khả năng đang sở hữu tên lửa đạn đạo của riêng nước này, và chính quyền Bắc Kinh từ lâu đã hoài nghi về kế hoạch phòng thủ tên lửa Mỹ đang phát triển ở châu Á.

Thực tế, Mỹ đã có nhiều năm làm việc nhằm hướng tới thiết lập một lá chắn phòng thủ khu vực có khả năng cản trở các mối đe dọa tên lửa tiềm năng từ các nước như Triều Tiên.

Mỹ và Australia cũng đồng quan điểm xem vụ thử tên lửa và các hoạt động khác có liên quan của Triêu Tiên là một hành động có tính khiêu khích.

Trong khi đó, Nhật Bản và Mỹ đã có một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại chỗ từ năm 2010. Washington cũng đang nghiên cứu kế hoạch triển khai một lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc, một động thái được Trung Quốc xem là “không cần thiết” và sẽ làm tăng căng thẳng trong khu vực.

Trước đó vào hôm thứ Năm (12.6), Washington cho biết trong một tuyên bố, Mỹ hiện đang xem cách thức để Australia tham gia vào một hệ thống lớn hơn trong khu vực bằng cách sử dụng nước này để huy động một hạm đội tàu khu trục tên lửa sắp tới được trang bị hệ thống radar tiên tiến Aegis.

“Chúng tôi đang làm việc để tìm kiểm các cơ hội mở rộng hợp tác phòng thủ tên lửa đạn đạo, bao gồm cả việc cùng làm với nhau để xác định những đóng góp quan trọng của Australia đối với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở Châu Á-Thái Bình Dương”, tuyên bố của Mỹ cho biết.

Hiện Australia đang xây dựng một hạm đội tàu chiến mới có thể được trang bị để bắn hạ tên lửa của đối phương. Đó là một phần trong kế hoạch quân sự đầy tham vọng của Australia, bao gồm cả các khoản đầu tư cho máy bay chiến đấu tàng hình mới, tên lửa hành trình, tàu sân bay đổ bổ và các tàu ngầm. Kế hoạch này ước tính sẽ gốn khoảng gần 90 tỷ USD Australia (khoảng 85 tỷ USD Mỹ) trong vòng hơn 1 thập kỷ.

“Điều này có nghĩa là Lực lượng Quốc phòng Australia có thể sẽ trang bị các tên lửa tiên tiên trên tàu khu trục với hệ thống tác chiến trên không và Aegis”, nhà phân tích an ninh James Brown thuộc Viện Nghiên cứu Lowy của Australia nói.

Sau các cuộc đàm phán này, Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết, Australia đã đồng ý sắp xếp để Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự ở mức độ được coi là “thích hợp và cần thiết” theo quan điểm của Washington và các đồng minh nhằm bảo vệ sự ổn định khu vực.

img

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ trong đợt bắn thử ở Hawaii năm 2008. 

Vào năm 2011, Mỹ và Australia cũng nhất trí thỏa thuận để luân phiên một lữ đoàn viễn chinh gồm 2.500 binh sĩ Mỹ ở Darwin, phía Bắc Australia trong vòng vài tháng một năm để tạo ra trục liên minh của Washington với châu Á.

Theo tờ The Wall Street Journal, chính quyền Washington và Canberra cũng đều đã chỉ trích Bắc Kinh gần đây đã có những hành động “mạnh tay” với các nước khác trong khu vực, bao gồm cả việc tranh chấp đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Các đồng minh lâu đời của Mỹ cũng thống nhất ý kiến gần đây của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ trích Trung Quốc “gây mất ổn định, hành động đơn phương” trong quan hệ với các nước làng giềng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem