Mỹ bán gấp AMRAAM cho Nhật vì sợ Nga?

Chủ nhật, ngày 31/12/2017 16:30 PM (GMT+7)
Ngay khi Nga lộ kế hoạch quân sự hóa một phần Kuril, Mỹ đã chấp thuận bán tên lửa không-đối-không AMRAAM cho Nhật Bản nhằm tăng cường sức mạnh không chiến.
Bình luận 0

Hãng Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, Không lực Mỹ đã ký hợp đồng với công ty Raytheon để sản xuất tên lửa AMRAAM. Theo thông báo trên trang web của Lầu Năm Góc, việc phân phối vũ khí sẽ được thực hiện ở 10 quốc gia trên thế giới, trong đó có Ba Lan và Nhật Bản.

Việc sản xuất tên lửa lớp "không đối không" tầm trung cải tiến sẽ được thực hiện ở Arizona. Ngoài tên lửa, Raytheon Missile Co. sẽ sản xuất phụ tùng và thiết bị Telemetry. Hợp đồng trị giá 634,2 triệu USD phải hoàn thành trước ngày 31.1.2020.

Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ, tên lửa AMRAAM sẽ được cung cấp cho Hàn Quốc, Ma-rốc, Indonesia, Romania, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain, Qatar, cũng như Ba Lan và Nhật Bản - hai quốc gia rất gần với lãnh thổ Nga.

img

F-35 phóng tên lửa AMRAAM.

Việc Mỹ chấp thuận bán AMRAAM cho Ba Lan và Nhật Bản cũng đã được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DICA) cho biết, Lầu Năm Góc đã đồng ý bán bán 56 tên lửa không đối không (AMRAAM) AIM 120C7 cho Nhật Bản. Lô tên lửa này có trị giá lên tới 113 triệu USD.

Cơ quan DICA ra thông báo và xác nhận: "Việc bán lô tên lửa này sẽ giúp Không quân Nhật Bản tăng cường khả năng phòng vệ đất nước cũng như bảo vệ các nhân viên, binh lính Mỹ đóng quân ở đây".

Theo nhận định của trang UPI, khi tiêm kích của Nhật Bản được trang bị tên lửa AIM-120C7, chúng sẽ trở nên rất đáng sợ đối với dàn tiêm kích đông đảo của Không quân Nga trên không phận gần quần đảo Kuril mà Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc.

UPI cho biết, AIM-120C7 là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn hiện đại có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết do Tập đoàn Raytheon của Mỹ nghiên cứu phát triển.

Về mặt động cơ, AIM-120C7 thiết kế với động cơ rocket hiệu suất cao sử dụng nhiên liệu HTPB cho phép tên lửa đạt tốc độ tối đa Mach 4. Về tầm bắn, tùy từng biến thể tên lửa mà có tầm bắn tên lửa, với loại AIM-120C7 đạt tầm phóng tối đa tới 105km.

Phương thức dẫn bắn tên lửa AIM-120C7 cũng như là các biến thể khác, trong tác chiến diệt mục tiêu tầm xa, máy bay nhận dữ liệu mục tiêu trước khi rời bệ phóng từ hệ thống radar máy bay phóng, hoặc có thể nhận hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại hoặc từ kênh liên kết dữ liệu máy bay tiêm kích khác hoặc từ máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không.

img

Tên lửa AMRAAM được lắp lên máy bay

Sau khi phóng, tên lửa sẽ tiếp tục được máy bay phóng gửi cập nhật dữ liệu mục tiêu cho phép tên lửa tự điều chỉnh hướng (bám mục tiêu). Tới khoảng cách nhất địch (tầm theo dõi mục tiêu của radar trên tên lửa) thì đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt và tìm, khóa, tấn công mục tiêu mà không cần máy bay mang phóng chỉ thị.

Đặc điểm này cho phép phi công bắn nhiều tên lửa cùng lúc vào nhiều mục tiêu. Hoặc, nếu tác chiến chống mục tiêu ở cự ly gần, đầu tự dẫn radar chủ động của AIM-120C7 có thể kích hoạt ngay sau khi rời bệ phóng và tự tìm mục tiêu.

Với khả năng của AIM-120C7, khi chúng được tích hợp trên tiêm kích F-15J và tương lai là tiêm kích F-35, dòng tên lửa này thực sự là cơn ác mộng với dàn tiêm kích Nga nếu xảy ra sung đột trên không tại khu vực 2 bên có tranh chấp.

Đan Nguyên (Báo Đất Việt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem