Tờ RT cho rằng, đây được xem là kết quả khi cả hai cường quốc này đều đang tích cực nâng cấp kho vũ khí hật nhân kể từ sau cuộc xung đột ở Ukraine bùng nổ.
Tàu ngâm hạt nhân mới của Nga.
Con số tên lửa hạt nhân sẵn sàng chiến đấu của Nga như trên được đánh giá là một sự gia tăng vượt bậc. Vì trước đó theo một báo cáo đáng tin cậy từ phía Hiệp ước giải trừ quân bị START, tính đến trước ngày 1.9.2014, phía Nga mới có 1.512 tên lửa hạt nhân sẵn sàng chiến đấu, trong khi phía Mỹ có tới 1.585 tên lửa hạt nhân.
Không những vậy, gần đây chính quyền Moscow còn tuyên bố lên kế hoạch tăng cường vũ khí hạt nhân tới năm 2020, trong một chương trình tái vũ trang rộng lớn với kinh phí đầu tư đến 700 tỷ USD.
Mặc dù phía Moscow không tiết lộ chi tiết những bước đột phá trong việc nâng cấp khả năng hạt nhân trong những tháng qua, song các chuyên gia quân sự tin rằng, Nga đã tăng đáng kể khả năng vũ khí này nhờ việc trang bị thêm 1, có thể là 2, tàu ngầm hạt nhân lớp Borei.
Hệ thống tên lửa hạt nhân Yars của Nga.
Những loại tàu ngầm này có thể mang theo các tên lửa Bulava, đó là một trong những sản phẩm thuộc dự án vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử quân sự Nga. Tổng thống Nga Putin tin rằng, tên lửa này có cơ chế hoạt động cực kì tinh vi, thay đổi quỹ đạo khôn khéo khiến cho nó không thể bị khuất phục bởi bất cứ hệ thống đánh chặn nào trên thế giới.
Ngoài ra, Nga cũng đang đầu tư vào hệ thống tên lửa di động Yars, và còn có những kế hoạch hồi phục lại những tên lửa hạt nhân phổ biến trong thời kỳ Liên Xô.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.