Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chặn con đường tiếp cận các chuỗi cung ứng công nghệ cao của Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều năm qua đã thách thức Trung Quốc trong vấn đề thương mại, công nghệ, buộc Trung Quốc ký thỏa thuận giai đoạn 1.
Gần đây, Mỹ tiếp tục leo thang căng thẳng thương mại, thậm chí có thể chạm đến lằn ranh đỏ. Đó là tác động đến mối quan hệ làm ăn của Trung Quốc ở Đài Loan, theo New York Times.
Một trong những nhà sản xuất chip máy tính hàng đầu thế giới, công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) thông báo xây nhà máy ở Arizona, động thái chuyển chuỗi cung ứng sang Mỹ.
Chưa dừng lại ở đó, Bộ Thương mại Mỹ “nổ phát súng” chặn nguồn cung chất bán dẫn từ các nhà sản xuất chip toàn cầu cho tập đoàn viễn thông Huawei Technologies của Trung Quốc.
Huawei là một trong những công ty Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì lệnh trừng phạt của Mỹ.
Kết quả là vào đầu tuần này, TSMC thông báo dừng nhận đơn đặt hàng chip mới của công ty Trung Quốc.
Nguồn tin khác của Nikkei cho biết: "Đây là một quyết định khó khăn với TSMC khi Huawei đang là khách hàng lớn thứ hai của họ, nhưng nhà sản xuất chip này phải tuân thủ theo quy định của Mỹ”.
Đây là động thái chưa từng có khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã can thiệp trực tiếp vào cách Trung Quốc tiếp cận chuỗi cung ứng công nghệ cao, từ đó tác động đến tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với hòn đảo.
Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và sớm muộn cũng sẽ phải thu hồi, dù có phải sử dụng vũ lực.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như “trực tiếp can thiệp đến mối quan hệ kinh tế và chính trị của Trung Quốc”, Eswar Prasad, giáo sư Đại học Cornell, nói.
Đáp trả Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ lợi ích của các công ty Trung Quốc.
TSMC gần đây đã có những phản ứng quay lưng với Trung Quốc.
Giới chức chính quyền Mỹ hiện đang tiếp tục đánh giá và để ngỏ khả năng tung ra những đòn trừng phạt mạnh hơn nhắm đến Trung Quốc. “Ngăn chặn con đường làm ăn của Huawei đến mức nào tùy thuộc vào Bộ Thương mại Mỹ”, Paul Triolo, chuyên gia về chính sách công nghệ của Eurasia Group, nói.
Theo giới quan sát, thông điệp của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rõ ràng, rằng cần phải chặn đứng việc Trung Quốc lợi dụng chuỗi cung ứng công nghệ cao ở Đài Loan để thống trị các lĩnh vực công nghệ quan trọng.
“Đài Loan có nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới và Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể tùy ý sử dụng công nghệ có trên mảnh đất đó”, Stacy Rasgon, chuyên gia về chất bán dẫn, nói. “Động thái mới của Mỹ và TSMC phản ánh điều ngược lại”.
Tại một sự kiện ở trụ sở của Huawei ở Thâm Quyến hôm 18.5, phó chủ tịch Huawei, Guo Ping nói về nguyên nhân Mỹ gây sức ép lên Trung Quốc trong chuỗi cung ứng công nghệ cao.
“Mỹ coi việc dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ là nền tảng của sự thống trị”, ông Guo nói. “Mọi hành động vươn lên đến từ các quốc gia hoặc công ty khác sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự thống trị của Mỹ”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.