Mỹ lên kế hoạch cung cấp thuốc tăng cường hiệu quả vaccine ngừa Covid-19
Mỹ lên kế hoạch cung cấp thuốc tăng cường hiệu quả vaccine ngừa Covid-19
Thứ sáu, ngày 20/08/2021 19:04 PM (GMT+7)
Kế hoạch của chính quyền Biden là cung cấp thuốc tăng cường hiệu quả vaccine ngừa Covid-19 dựa trên lo ngại rằng vaccine đang dần giảm tác dụng, một tiền đề vẫn chưa được chứng minh, các nhà khoa học cho biết hôm 19/8.
Hôm 18/8, các quan chức Mỹ trích dẫn dữ liệu cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer-BioNTech (PFE.N) và Moderna (MRNA.O) đang có dấu hiệu suy yếu đối với những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ và trung bình, tính từ khoảng thời gian hơn sáu tháng kể từ khi được tiêm chủng. Đồng thời, họ cũng cho biết thêm rằng thuốc tăng cường hiệu quả vaccine sẽ được cung cấp rộng rãi bắt đầu từ ngày 20/9.
Liều bổ sung sẽ được cung cấp cho những người từng tiêm chủng ban đầu ít nhất tám tháng trước đó.
"Dữ liệu gần đây cho thấy rõ ràng rằng khả năng bảo vệ chống lại bệnh ở mức nhẹ và trung bình đã giảm theo thời gian. Điều này có thể do cả khả năng miễn dịch suy yếu cũng như sức mạnh của biến thể Delta đang lan rộng", bác sĩ Mỹ, Tướng Vivek Murthy nói với các phóng viên.
"Chúng tôi lo ngại rằng xu hướng suy giảm sẽ tiếp tục trong những tháng tới, có thể dẫn đến giảm khả năng bảo vệ chống lại bệnh tật nghiêm trọng, từ đó tăng số lượng người nhiễm bệnh và tử vong."
Dữ liệu cho thấy người Mỹ lớn tuổi cho đến nay là đối tượng dễ bị bệnh nặng nhất.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, tính đến ngày 9/8, gần 74% trong số 8.054 người được tiêm chủng nhập viện do Covid-19 ở độ tuổi trên 65, gần 20% trong số đó đã tử vong.
Dựa trên dữ liệu hiện có về khả năng bảo vệ bằng vaccine, vẫn chưa rõ rằng những người trẻ hơn, khỏe mạnh hơn sẽ có nguy cơ mắc bệnh ít hơn hay không.
Trên thực tế, một số quốc gia đã quyết định tiêm vaccine tăng cường cho người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch kém.
Các chuyên gia khác cho biết kế hoạch của Mỹ yêu cầu FDA và nhóm cố vấn bên ngoài của CDC xem xét kỹ lưỡng.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, cơ quan giám sát CDC và FDA hiện vẫn chưa đưa ra câu trả lời
Một số chuyên gia lại đặt câu hỏi về việc liệu tập trung vào các mũi tiêm nhắc lại có hợp lý không trong bối cảnh khoảng 30% người Mỹ đủ điều kiện vẫn chưa tiêm liều vaccine đầu tiên, mặc dù số ca nhiễm Covid-19 mới và số ca tử vong đang tăng trên toàn quốc.
Tiến sĩ Dan McQuillen, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Burlington cho biết: "Điều quan trọng nhất tôi nghĩ tại thời điểm này là đảm bảo rằng chúng ta tiêm chủng nhanh nhất có thể."
Tất cả các chuyên gia được phỏng vấn bởi Reuters cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiêm chủng cho những người trên thế giới chưa tiếp cận với vaccine Covid-19.
Tiến sĩ Isaac Weisfuse, nhà dịch tễ học kiêm giáo sư trợ giảng tại Đại học Cornell cho biết: "Bạn có thể rơi vào tình huống nguy hiểm nếu không tiêm chủng, đặc biệt là khi ngày càng xuất hiện nhiều biến thể mới."
Vui lòng nhập nội dung bình luận.