Trận Mậu Thân tại Huế hay còn được phía Mỹ gọi đơn giản là Trận Huế bắt đầu diễn ra từ ngày 30/1/1968 và là một trong những trận đánh lớn nhất nằm trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968 do ta tổ chức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trận chiến kéo dài 26 ngày giữa một bên là quân giải phóng và một bên là Mỹ cùng các lực lượng đồng minh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trận Huế được xem là trận đánh ác liệt nhất trong đợt 1 Tổng tiến công Tết Mậu Thân và cũng được xem là một trong những trận đánh ác liệt nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù sau khi trận đánh kết thúc, quân giải phóng đã rút lui và không thể cố thủ được tại Huế nhưng về mặt chính trị và chiến lược, chúng ta đã đạt thắng lợi lớn, gián tiếp khiến phong trào phản chiến ở Mỹ phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ban đầu khi trận đánh diễn ra, do không muốn những di tích trong cố đô Huế bị hư hại và cũng vì thời tiết xấu, quân đội Mỹ chỉ sử dụng hoả lực bộ binh để đối đầu với quân giải phóng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên lính Mỹ thực tế chưa từng tham gia tác chiến trong môi trường đô thị ở quy mô lớn tới như vậy trong Chiến tranh Việt Nam, điều này khiến cho Mỹ chịu thương vong lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để có thể "dứt điểm" được tại Huế, quân đội Mỹ đã buộc phải sử dụng phi pháo, hải pháo và hoả lực mạnh để tham chiến. Yếu tố "gìn giữ lịch sử" được Mỹ bỏ qua một bên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong trận đánh này, Mỹ cùng đồng minh tung vào trận đánh khoảng 40.000 quân, trong đó khoảng 15.000 quân trực tiếp tham chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong khi đó, phía quân giải phóng chỉ có khoảng 8000 quân sau tăng lên 12.000 nhưng đường tiếp viện rất hạn hẹp thậm chí là không có, lương thực cùng đạn dược hết sức thiếu thốn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với quyết tâm cao, phía quân giải phóng đã loại khỏi cuộc chiến hàng vạn lính Mỹ, trong số này bao gồm những người bị thương, thiệt mạng, bị bắt hoặc đào ngũ, phá huỷ hàng trăm máy bay, 41 tàu chiến và cano cùng khoảng 500 xe quân sự các loại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kiểu tác chiến khó chịu trong đô thị ở Huế đã khiến quân đội Mỹ phải thay đổi cả học thuyết chiến tranh phi đối xứng của mình sau này, thừa nhận rằng sự chênh lệch về hoả lực sẽ không thể mang lại khác biệt khi tác chiến trong khu vực chật hẹp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cho tới tận ngày hôm nay, người Mỹ vẫn phải thừa nhận rằng trận Huế nói riêng và trận đánh Tết Mậu Thân nói chung vẫn là những trận đánh "đẫm máu" nhất của Mỹ ở Việt Nam, "đẫm máu" không chỉ trên chiến trường mà còn "đẫm máu" trên cả bàn đàm phán và với cả người dân nước Mỹ. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tuấn Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.