Mỹ sẽ công nhận chính phủ Taliban vì điều này

Minh Nhật (theo Eurasiareview) Thứ hai, ngày 06/09/2021 13:30 PM (GMT+7)
Câu hỏi lớn đối với Afghanistan lúc này là: Liệu Mỹ có công nhận chính quyền Taliban khi cuộc chiến kéo dài 20 năm của nước này ở Afghanistan đã kết thúc. Lịch sử cho thấy chính sách thừa nhận được định hình chủ yếu bởi chủ nghĩa thực dụng.
Bình luận 0
Mỹ sẽ công nhận chính phủ Taliban vì điều này - Ảnh 1.

Đại diện đặc biệt của Mỹ về hòa giải Afghanistan, Zalmay Khalilzad và người đồng sáng lập Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar bắt tay nhau sau khi ký một thỏa thuận hòa bình mang tính bước ngoặt trong buổi lễ tại thủ đô Doha của Qatar vào ngày 29/2/2020. Ảnh Bộ Ngoại giao Mỹ.

Theo Eurasiareview, không ít người nói rằng Mỹ sẽ công nhận chính quyền Taliban với lý lẽ rằng, nước này đã công nhận Taliban trên thực tế và đã đàm phán với phong trào Hồi giáo cực đoan này về việc thành lập một chính phủ bao trùm sau chiến tranh và đưa quân đội Mỹ ra rời khỏi Afghanistan trước hạn chót vào ngày 31/8. 

Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng sự công nhận trên thực tế của Mỹ đối với Taliban là vì một mục đích hạn chế, chủ yếu là để đưa quân đội Mỹ về nhà một cách an toàn. Theo những chuyên gia này, việc công nhận về mặt ngoại giao ngoại giao là một cuộc chơi hoàn toàn khác với nhiều vấn đề cần giải quyết.

Hiện tại, chế độ Taliban đang rất quan tâm đến sự công nhận của Mỹ và quốc tế. Taliban đã tuyên bố rằng họ sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của Mỹ, nhưng sẽ không dễ dàng để họ thực hiện điều đó trên thực tế.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định rõ ràng rằng, nước ông sẽ nhìn vào hành động chứ không phải lời nói và nếu Taliban không có dấu hiệu cải tổ, Mỹ có thể thực hiện hành động trừng phạt họ.

Ông Blinken cũng nói rằng Mỹ sẽ không mở lại đại sứ quán của nước này ở Kabul mà sẽ "bao trùm" từ Qatar. 

Còn Tổng thống Joe Biden cảnh báo sẽ tìm kiếm và tiêu diệt tất cả các nhóm tấn công vào các mục tiêu của Mỹ. Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính bằng cách đóng băng các khoản tiền trị giá 9,5 tỷ USD của Afghanistan. Ngân hàng Thế giới cũng đã đình chỉ các dự án ở Afghanistan.

Mỹ thực tế không có chính sách nhất quán về việc công nhận các chính phủ nước ngoài. Trong khi nền dân chủ được coi là tiêu chí chính, thì lợi ích của Mỹ, có thể là về kinh tế, chính trị, chiến lược hoặc thậm chí tâm lý, cũng là những tiêu chí rất quan trọng.

Là một cường quốc, Mỹ cũng là một kẻ hiếu chiến. Nhưng các cuộc chiến của Mỹ cuối cùng đều thất bại. Mỹ đã thất bại ở Việt Nam và mới đây nhất là ở Afghanistan. Mỹ đã mất 30 năm để công nhận chính phủ Trung Quốc và 20 năm để làm điều tương tự đối với Việt Nam.

Trước đó nữa, năm 1920, Mỹ từ chối công nhận Liên Xô, bất chấp các mối quan hệ thương mại rộng rãi giữa 2 nước vào thời điểm đó. Nhưng các yếu tố kinh tế và chiến lược đã làm thay đổi chính sách của Mỹ. Gần như ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Liên Xô. Roosevelt kỳ vọng rằng động thái này sẽ thúc đẩy lợi ích chiến lược của Mỹ và cảm thấy rằng quan hệ thương mại được tăng cường với Liên Xô sẽ giúp Mỹ phục hồi sau cuộc Đại suy thoái. Lợi ích của Mỹ cuối cùng đã thắng thế so với các mối quan ngại về đạo đức hoặc nhân quyền.

Theo đó, chính sách của Mỹ về việc công nhận chính quyền Taliban có thể không nhất quán. Khi rất nhiều cường quốc đối thủ đang tranh giành "miếng bánh" Afghanistan, Washington cuối cùng có thể chọn chủ nghĩa thực dụng và công nhận chính quyền Taliban, theo Eurasiareview.



 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem