Vì bất lực
Viện Nghiên cứu an ninh - quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI) ngày 19.10 đưa ra nhận định rằng Mỹ có thể không còn quan tâm đến Syria và chuẩn bị phương án từ bỏ khu vực này.
Thủ đô Damascus của Syria tan hoang vì nội chiến. Ảnh: Sputnik
Trong phát biểu gần đây với giới báo chí, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định rằng Mỹ sẽ không biến Syria thành “cuộc chiến tranh ủy thác” với Nga. Tuyên bố của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh máy bay chiến đấu của Nga vẫn tiếp tục triển khai chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria. RUSI nhận định tình hình Trung Đông hiện nay rất dễ dẫn đến kịch bản “chiến tranh ủy thác” mà ông Obama vẫn quyết tâm né tránh. Tờ Thời báo Washington cũng thừa nhận rằng, Nga có lợi thế ở Syria hơn cả và những gì Mátxcơva thể hiện 3 tuần qua ở quốc gia Trung Đông này đã cho thấy ý định quyết lấp đầy khoảng trống chính trị ở Trung Đông, xuất hiện do Mỹ không muốn hành động dứt khoát.
Trong khi đó, RUSI bình luận, Syria không chỉ là nơi cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Đông, Syria còn giúp cho Nga có được cơ hội hạ thấp uy tín của những nước phương Tây khác. Rõ ràng, Mátxcơva có nhiều quân bài để sử dụng hơn trong cuộc đối đầu tại Syria. Tuy nhiên, những nhận định khác lại cho rằng hành động của Nga là xuất phát từ những lo ngại rằng, trong số nhiều người tị nạn từ Syria sẽ có những kẻ cực đoan. Khoảng cách từ Syria đến Nga ngắn hơn hai lần so với Đức.
Tờ Les Echos cũng nhận định rằng, Mátxcơva có thể cũng lo ngại khả năng hàng ngàn chiến binh thánh chiến trở về nước Nga. Theo báo này, có khoảng từ 2.000 - 7.000 thanh niên Nga đã đến Syria tham gia các nhóm thánh chiến. Đây quả thực là một mối đe dọa không nhỏ đối với nước Nga vốn vẫn phải đối phó thường trực với các lực lượng ly khai Hồi giáo ở Kavkaz, Chechnya. Đúng là mối đe dọa đối với an ninh của Nga là có thật. Nhưng với việc triển khai quân sự lớn như vậy, Kremlin hy vọng sẽ thành công ở khu vực mà liên minh phương Tây, cho đến giờ, vẫn tỏ ra bất lực.
Trong bài viết đăng ngày 19.10, tờ Thời báo Washington bình luận: "Một trong những điều trớ trêu của thời đại chúng ta là ông ấy (Putin) có thể chấm dứt đổ máu ở Syria, dựa trên tính toán lạnh lùng lợi ích quốc gia. Điều đó vượt ra ngoài sự hiểu biết của Tổng thống nước Mỹ, người đã đứng bên ngoài và bất bình phàn nàn trước thực tế rằng Nga đã nhận lấy vai trò của họ ở Trung Đông”.
“Kho chứa ngày tận thế” cứu Syria
Dù những nỗ lực của Nga hiện nay được cho là để cứu chính quyền của Tổng thống Syria Assad, nhưng thực tế lại không dễ nhận định được tương lai của ông Assad. Ngày 20.10, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir tuyên bố với báo chí, Tổng thống Syria Assad chỉ có thể duy trì được quyền lực tại quốc gia Trung Đông này cho đến khi một hội đồng chuyển tiếp gồm các nhân vật đối lập và đại diện của Chính phủ Syria được thành lập. Ngoại trưởng Saudi Arabia nhấn mạnh rằng cơ quan này có thể được thành lập trong khi ông Assad còn đang tại vị, “nhưng một khi hội đồng chuyển tiếp được thành lập, sẽ không vai trò nào dành cho ông ta”.
Trong khi chờ đợi một giải pháp từ Nga có thể giúp tình hình ở Syria ổn định hơn, thì thực tế thảm hoạ nhân đạo tại quốc gia này đã và đang giết chết hy vọng nhỏ nhoi của hàng triệu người dân. Hơn 11 triệu người Syria đã phải bỏ nhà ra đi từ năm 2011, hơn 4 triệu người bỏ chạy ra nước ngoài.
Theo BBC, hàng ngàn người Syria đã bỏ chạy khỏi cuộc tấn công của lực lượng chính phủ vào các khu vực do phe nổi dậy chiếm giữ ở thành phố Aleppo trong 3 ngày qua. Bác sĩ Zaidoun al-Zoabi- người đứng đầu Liên đoàn các tổ chức cứu trợ y tế Syria cho biết, nhiều ngôi làng ông ghé thăm đều trống trơn. Ông nói hàng ngàn người phải ra đi mà không có nơi ẩn náu và phương tiện y tế hỗ trợ.
Trong khi chờ đợi một giải pháp từ Nga có thể giúp tình hình ở Syria ổn định hơn, thì thực tế thảm hoạ nhân đạo tại quốc gia này đã và đang giết chết hy vọng nhỏ nhoi của hàng triệu người dân. Hơn 11 triệu người Syria đã phải bỏ nhà ra đi từ năm 2011, hơn 4 triệu người bỏ chạy ra nước ngoài.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.