Na thái

  • Sau nhiều thời gian nghiên cứu, mày mò anh Phạm Văn Tiệp (32 tuổi, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã trồng hàng trăm cây na Thái trên núi đá. Điều lạ là na trồng núi đá không phải tưới nước, ra trái to bự bán với giá từ 50.000-70.000 đồng/ký, mang lại thu nhập cao cho gia đình.
  • Với giá bán đắt gấp 2 thậm chí gấp 3 lần na thường trung bình gia đình anh Hóa cầm chắc trong tay 1 triệu đồng/cây na thái mỗi vụ thu hoạch.
  • Giữa vùng na Chi Lăng (Lạng Sơn), gần đây xuất hiện 1 giống na mới cho ra trái "khổng lồ" thu hút sự tò mò của nhiều người dân. Những trái na có cân nặng "khủng" được nhiều người hỏi mua với giá trên 100.000/kg, cao gấp đôi, gấp 3 giống na núi đá ở vùng na này.
  • Sau hơn 20 năm, kiên trì nhẫn nại bám đất trồng na-trong đó có giống na Thái ra trái "khổng lồ" , ông Bùi Trung Thông ở thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã biến vùng đất khô cằn thành vườn na tươi tốt, sai trĩu quả. Đây là mô hình làm giàu ở nông thôn khi mỗi năm vườn na mang lại cho gia đình ông cả tỷ đồng.
  • Với tính năng động, ham học hỏi, anh Bùi Văn Lộc (SN 1990) - Giám đốc HTX Dịch Vụ và Nông nghiệp Bảo Khánh, tiểu khu 32 (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), đã tìm ra cách "ép" na Hoàng hậu (na Thái) cho ra quả trái vụ, đem lại nguồn thu lớn cho gia đình.
  • Anh Bùi Văn Lộc (SN 1990), tiểu khu 32 (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) sở hữu vườn na Thái hay còn gọi là mãng cầu Hoàng hậu cho ra quả "khổng lồ" với trọng lượng lên đến 1,4 kg/quả. Loại na "khổng lồ" này thơm ngon, ít hạt nên luôn trong tình trạng khan hiếm và bán với giá rất cao.
  • Những trái na Thái "khổng lồ" được trưng bày, giới thiệu ở các gian hàng trong Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận "Na Mai Sơn" và Ngày hội nông sản năm 2018, tại chợ khu dân cư mới xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) thu hút sự hiếu kỳ của hàng nghìn người. Mặc dù giá cả của loại quả này dao động từ 90 - 130 nghìn đồng/kg nhưng nhiều người vẫn không thể cưỡng lại được mong muốn thưởng thức hương vị trái na khủng...
  • Không cố gắng phục hồi vườn tiêu đang chết dần, chết mòn, ông Trần Quốc Toản ( 39 tuổi, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai) đã phá bỏ tiêu, tiến hành trồng thử nghiệm những cây na Thái đầu tiên ở vùng đất thủ phủ hồ tiêu. Tuy mới bước đầu thử nghiệm nhưng hiện tại vườn na, ổi của ông Toàn đang rơi vào tình trạng “cháy hàng”.