Năm Covid-19, ngành cao su “vượt rào” ngoạn mục

Nguyên vỹ Thứ sáu, ngày 12/02/2021 05:01 AM (GMT+7)
Giá mủ cao su chìm sâu, ảnh hưởng dịch Covid - 19, rồi 9 cơn bão đổ bộ…, năm 2020 với ngành cao su quá nhiều biến cố. Nhưng nỗ lực lặng thầm của những công nhân và tập thể đã giúp toàn ngành vượt qua 1 năm đầy sóng gió.
Bình luận 0

Dịch bệnh, thiếu nhân công

Ông Trần Xuân Thịnh - Tổng Giám đốc Công ty Cao su Chư Mom Ray (Kon Tum) chia sẻ, do ảnh hưởng dịch Covid-19, tình hình tiêu thụ cao su thế giới còn ảm đạm đến tận quý 2/2020, các nhà máy sản xuất săm lốp, phụ tùng ôtô cắt giảm công suất do không có đầu ra. Giá cao su lao dốc không kiểm soát. Tồn kho của cả Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) có lúc tăng hơn 90.000 tấn.

Giá mủ thấp khiến nhiều lao động ngành cao su nghỉ việc, gây khó khăn trong việc ổn định vườn cây và chế độ cạo mủ. Đã có gần 19.500 lao động chuyển nghề, chi phí thôi việc tăng lên gần 90 tỷ đồng.

Tatnien/ Ngành cao su “vượt rào” ngoạn mục - Ảnh 1.

Lao động ngành cao su của VRG đã nỗ lực vượt qua 1 năm nhiều sóng gió. Ảnh: N.V

Tatnien/ Ngành cao su “vượt rào” ngoạn mục - Ảnh 2.

Tại Lễ tuyên dương Bàn tay vàng cạo mủ cao su cuối năm 2020, những nam, nữ công nhân khắp mọi miền tề tựu về Bình Phước. Nỗi cực nhọc được san sẻ, niềm vui được nhân lên. Dù có những biến động trong ngắn hạn nhưng các dự báo khả quan về thị trường đã tiếp tục khơi thêm niềm tin trên dòng mủ trắng.

Công ty Cao su Tân Biên - Kampong Thom (Tây Ninh) bước vào vụ sản xuất 2020 khi lao động thường xuyên vắng mặt; nạn trộm cắp mủ lại xảy ra khắp nơi. Quý I/2020, công ty này khai thác được 224 tấn mủ, chỉ đạt 1,95% kế hoạch của cả năm là 11.580 tấn.

Ông Lê Thành Thạch - Phó Giám đốc Nông trường Gia Huynh (Công ty cao su Bình Thuận) kể, nông trường có 262 người thì 4 năm qua, đã có hơn 60 công nhân xin nghỉ việc. Toàn bộ diện tích 1.159ha do nông trường quản lý đã chuyển sang cạo chế độ cạo D3 (cạo luân phiên 3 ngày/lần) từ năm ngoái. Năm 2020 lại chuyển tiếp sang cạo D4, thậm chí là D5 do nguồn lao động không ổn định.

Niềm vui sau "dông bão"...

Mùa khô kéo dài hồi đầu năm 2020 đã làm nhiều nông trường mở miệng cạo trễ hơn gần 2 tháng so với thường kỳ. Đến gần cuối năm, 9 cơn bão xuất hiện tiếp tục gây thiệt hại nặng nề với các nông trường cao su. Gió bão, lũ quét đã làm gãy đổ, bật gốc cây cao su trên diện tích hơn 8.820ha.

Tháng 10 hàng năm là cao điểm sản xuất cao su nhưng VRG đã mất 5.500 tấn mủ do không thể khai thác. Lượng mủ lớn mới cạo cũng bị nước lũ cuốn trôi. VRG ước tính thiệt hại do các cơn bão gây ra khoảng hơn 500 tỷ đồng. Chưa kể thiệt hại của các hộ gia đình là người lao động ở đơn vị thành viên.

Ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch VRG kể, từ đầu năm, tập đoàn đã đặt ra nhiều kịch bản ứng phó khác nhau từ tốt, trung bình cho tới xấu. Trên thực tế, VRG đã điều hành theo kịch bản xấu nhất nhưng vẫn không điều chỉnh mục tiêu kinh doanh. Từ tháng 6, Ban thị trường kinh doanh xây dựng hẳn bản tin tuần để các đơn vị thành viên định hướng trong ngắn hạn. 

Đến cuối tháng 10, giá mủ từ mức 33-35 triệu đồng/tấn đã bất ngờ lên 45 triệu đồng/tấn. Niềm phấn khởi lan khắp các nông trường...

Tại Công ty Cao su Tân Biên - Kampong Thom, nhờ thực hiện hàng loạt biện pháp ổn định đời sống công nhân mà số lao động từ 950 người tăng lên 1.150 người. Sản lượng mủ khai thác cả năm đạt 11.868 tấn, không chỉ vượt kế hoạch 3% mà còn về đích trước 5 ngày.

Không chỉ Nông trường Gia Huynh dời thời gian cạo mủ lên sớm hơn, mà 3 nông trường khác của Công ty Cao su Bình Thuận cũng sắp xếp lại giờ giấc để tận dụng thời gian cạo nhiều hơn trong đêm. Có nơi, công nhân đề xuất cạo lúc 11 giờ đêm, có nơi thì đề xuất cạo choàng, cạo bù…

Những giải pháp tốt nhất để tăng sản lượng, tiết giảm chi phí được vận dụng hết. 3 năm qua, giá mủ cao su chưa bao giờ cao được chừng ấy. Niềm vui của 1.200 công nhân toàn Công ty Cao su Bình Thuận không giấu được trong tinh thần hăng say sản xuất, không nề hà đêm khuya.

Mỗi ngày VRG lại nhận thêm nhiều tin vui báo về. Tính đến 31/12, tập đoàn có 33 đơn vị hoàn thành sản lượng sớm từ 5-50 ngày. Toàn VRG khai thác được 369.731 tấn mủ quy khô, vượt 2,7% kế hoạch. Lượng tồn kho xuống dưới 50.000 tấn và đa số trong đó đã có hợp đồng.

Sau năm 2011, cơn trượt dài của giá mủ khiến người lao động bấu víu được với NT không hề dễ dàng. Chị Võ Thị Thanh Thúy - công nhân Nông trường 1, Công ty Cao su Lộc Ninh (Bình Phước) nối nghiệp cha mẹ từ 17 năm qua. Ngày nắng cũng như ngày mưa, khi tờ mờ sáng chị đã hối hả chuẩn bị đèn, xe, dao cạo… vượt 3km đến nông trường làm việc. Công việc vất vả, đôi lúc hiểm nguy nhưng trải bao gian khó, chị vẫn chọn gắn bó với vườn cây. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem