Giai đoạn thống trị chiến trường của xe tăng M1 Abrams đã trôi qua.
Theo Sputnik, ông Murray đã bày tỏ những lo ngại trong bài phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.
“Không thể nói rằng chúng ta sở hữu xe tăng số một thế giới trong nhiều năm qua. Xe tăng T-90 của Nga có lẽ sánh ngang với xe tăng Mỹ”, tướng Murray nói với một thượng nghị sĩ. Phó Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ cảnh báo, Nga đã thu hẹp đáng kể khoảng cách về công nghệ so với Mỹ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Ông Murray không thể bình luận về siêu tăng T-14 Armata mới nhất của Nga vì mẫu xe tăng hiện đại này chưa được đưa vào sử dụng đại trà. Tướng Lục quân Mỹ nhấn mạnh, xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams được đưa vào sử dụng từ những năm 1980 và đã đạt đến giới hạn nâng cấp cuối cùng.
Phó Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ đề xuất phát triển mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới. Nhưng theo ông Murray, các nhà thiết kế hiện chưa đưa ra được bất kỳ giải pháp đột phá nào trong công nghệ để có thể sử dụng trong mẫu xe tăng hiện đại.
“Chúng tôi chủ yếu dựa vào các phương tiện chiến đấu sản xuất từ những năm 1980, với mức ngân sách quốc phòng như hiện tại, chúng tôi sẽ tiếp tục dựa vào các vũ khí này cho đến năm 2030 và có thể lâu hơn”, tướng Murray nói.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga mạnh mẽ và tin cậy hơn M1 Abrams.
Bình luận về mối lo ngại của tướng quân đội Mỹ, nhà bình luận Nga Nadezhda Alekseeva nói trên RT: “Từ hàng thập kỷ qua, Mỹ đã chứng minh xe tăng M1 là loại vũ khí quân sự tốt nhất, không một nước nào cạnh tranh được”.
“Nhưng giờ đây, sức ép về công nghệ ngày càng thu hẹp, đến mức người ta không thể giấu kín được nữa”, Alekseeva nói.
Nhà phân tích quân sự độc lập Nga Vladimir Tuchkov cho rằng, Tướng Murray nói như vậy nhằm mục đích thu hút thêm tiền đầu tư của chính phủ.
Lịch sử huy hoàng nhất của xe tăng M1 Abrams đã trôi qua kể từ khi phiên bản đối trọng, T-90 của Nga xuất hiện năm 1993.
Hãng Chrysler chế tạo xe tăng Abrams năm 1979 và loại vũ khí này được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ năm 1980, thay thế cho phiên bản M60 lỗi thời.
M1 Abrams xung trận lần đầu trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, nhanh chóng chứng tỏ uy lực “không đối thủ” của nó khi đánh bại hầu hết các xe tăng do Liên Xô sản xuất ở thời điểm đó như T-55, T-62 và T-72 mà không chịu tổn thất nào trước hỏa lực đối phương.
T-14 Armata dần thay thế M1 Abrams của Mỹ để trở thành mẫu xe tăng chủ lực của tương lai.
Tuy nhiên, trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 2 năm 2003, ưu thế của xe tăng Abrams bắt đầu sụt giảm. Ông Tuchkov cho biết khoảng 80 chiếc M1 Abrams trong cuộc chiến này.
Trong năm 2006, khoảng 530 xe tăng Abrams, gần một nửa số xe triển khai phải đưa về Mỹ để sửa chữa do hư hỏng trong quá trình chiến đấu. Mỹ đã nâng cấp thêm phần giáp bảo vệ ở hai bên và phía sau xe tăng M1 Abrams.
Nhưng theo ông Tuchkov, khoảng 30 đến 47 xe tăng M1 đã bị phá hủy trong quá trình chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq từ mùa thu năm 2016 đến nay.
Trong khi đó, xe tăng T-90 Nga gọn nhẹ hơn, đạt tốc độ tối đa cao hơn, tầm hoạt động xa hơn M1 Abrams. Sức chiến đấu của T-90 đã thể hiện rõ trong cuộc nội chiến Syria khi quân đội của Tổng thống Bashar al-Asssad chỉ tổn thất một chiếc T-90 duy nhất bởi tên lửa TOW của Mỹ, ông Tuchkov phân tích.
Điều đáng chú ý là xe tăng này sau đó đã bị phiến quân IS cướp được và tái sử dụng trên chiến trường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.