Nhiều bất cập, hạn chế Một thống kê gần đây cho thấy, từ năm 2000 đến 2012, lượng gạo xuất khẩu trong nước tăng từ 3,5 triệu tấn đến 8,1 triệu tấn, giá trị đạt từ 2 tỷ-3,7 tỷ USD. Tính đến hết tháng 7.2013, lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 4,23 triệu tấn, trị giá đạt 1,86 tỷ USD. Thành tích xuất khẩu cao nhưng nghịch lý là thu nhập người nông dân sản xuất quá thấp. Nguyên nhân được xác định là do ngành sản xuất gạo hiện có quy mô sản xuất nhỏ, chưa có thương hiệu, giá thành sản xuất và chi phí giao dịch cao. Ngoài ra, xu thế các nước ngày càng can thiệp sâu hơn vào lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu gạo với những động cơ và mục đích khác nhau trong thời gian gần đây, đã tác động làm thay đổi đáng kể đến các quan hệ thị trường và thương mại gạo thế giới và khu vực.
Ông Phạm Văn Bảy- Phó Chủ tịch VFA cho biết, cùng với việc Thái Lan xả hàng tồn kho và Chính phủ nước này quyết định hạ giá bán gạo tồn kho bằng mọi cách, trong khi đó, Philippines và Indonesia là hai thị trường quyết định nhu cầu cuối năm, chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung cấp trong khu vực, nhất là VN và Thái Lan.
Ông Torsten Velden trình bày tham luận tại hội thảo.
TS Trần Tuấn Anh - Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, sản xuất và gạo xuất khẩu của VN luôn là vấn đề nóng đối với xã hội và cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã bộc lộ những bất cập, hạn chế từ khâu quản lý đến sản xuất và xuất khẩu. Khâu gắn kết giữa thị trường và các đối tác chế biến, sản xuất kinh doanh xuất khẩu còn khoảng cách nhất định, gây sự đứt đoạn và không mang lại sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp...
Giải pháp thiết thực từ Bayer Việt NamLà một trong những đại diện tham gia trình bày chính trong hội thảo, ông Torsten Velden - TGĐ Nhánh Bayer CropScience VN, đã vạch ra một kế hoạch mang tính toàn diện gồm 4 điểm nhằm cải thiện việc sản xuất lúa gạo, đồng thời nâng cao đời sống nông dân tại Việt Nam. Kế hoạch bao gồm: Đi đầu trong phát minh cải tiến mới để giải quyết những thách thức chính trong canh tác lúa thông qua những giải pháp mới và hiện đại; Nâng cao năng lực cho nhà nông bằng cách cung cấp cho họ các công cụ, kỹ thuật và đào tạo; Nâng cao năng suất nông nghiệp theo cách phát triển bền vững và thân thiện với môi trường...
Theo ông Velden, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nông nghiệp (R&D) là cách hiệu quả nhất để giúp ngành nông nghiệp phát triển lâu dài. Chính vì thế, Tập đoàn Bayer đã cam kết đầu tư 5 tỷ euro cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2011-2016. Trong khi Bayer CropScience tiếp tục thúc đẩy các giải pháp sáng tạo để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại, công ty cũng nâng cao việc hướng các kênh đầu tư của mình vào các lĩnh vực sáng tạo mới, bao gồm các loại hạt giống cho năng suất cao và kỹ thuật lai tạo giống tập trung vào khả năng chống chịu của cây trồng...
Nhằm gia tăng năng suất cho nhà nông, Bayer đã nghiên cứu để đưa ra giải pháp tổng hợp có tên gọi Bayer Much More Rice- quy trình kết hợp từ khâu xử lý giống, thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm bệnh trên tập quán sử dụng của nông dân để đem lại năng suất cao. Quy trình đã được thông qua bởi Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL và xác nhận hiệu quả cao trong việc tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng lợi nhuận và thu nhập cho nhà nông.
Cũng trên cơ sở thành công của giải pháp này, Bayer CropScience đang thực hiện Dự án Chuỗi giá trị lúa gạo tại Việt Nam. Dự án đã được triển khai thí điểm ở Hậu Giang và thu nhận kết quả giảm được tổng chi phí đầu vào, tăng năng suất lúa, từ đó tăng đến 40% thu nhập. Song song đó, chính quyền địa phương và các đối tác liên quan đã hài lòng khi thấy sự gia tăng đáng kể trong công tác huấn luyện nhà nông trong lĩnh vực canh tác lúa.
Thành Trung (Thành Trung)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.