Qua quá trình khám xét và người thân của các bị can tự động giao nộp, cơ quan an ninh điều tra đã thu giữ, tạm giữ nhiều vật chứng liên quan và số tiền lên tới cả tỷ đồng.
“Nếu như trước đây tiêu cực trong thi cử chỉ diễn ra nhỏ lẻ thì ngày nay đã chuyển thành gian lận có tổ chức, có quy mô lớn hơn, tinh vi hơn và diễn ra ở nhiều địa phương, do những người có chức, có quyền, có tiền, có thể lực ở trong và ngoài ngành Giáo dục thực hiện”, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thái Trường Giang nói.
Vụ gian lận điểm thi một lần nữa khiến dư luận bàng hoàng, khi Công an tỉnh Sơn La vừa kết thúc điều tra vụ án giai đoạn 1 với những hé lộ động trời: Hàng chục thí sinh được chính lãnh đạo ngành giáo dục địa phương chỉ đạo nâng điểm, mỗi trường hợp có giá 1 tỷ đồng. Một số bị can đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính để được nhẹ tội.
Cơ quan điều tra xác định được đối tượng chỉ đạo các Tổ trưởng chấm thi tự luận môn Ngữ văn nâng điểm thi trái Quy chế thi THPT Quốc gia 2018 ở Hòa Bình.
Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng hiện không có quy định cụ thể về việc phải công bố hay không công bố danh tính thí sinh liên quan gian lận thi THPT quốc gia 2018.
Sau gần một năm học, số thí sinh được nâng điểm mới bị trả về địa phương, điều này có gây thiệt thòi cho người có điểm thi thật lẽ ra đã trúng tuyển, PV Dân Việt có trao đổi với Giáo sư (GS)- Viện sĩ Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
1h20 sáng 20.7, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT bước ra khỏi phòng làm việc của Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn và chỉ có một đại diện của Cục Quản lý Chất lượng trả lời báo chí.