Nếu chiến sự nổ ra, liệu NATO hay Nga chiếm ưu thế hơn?
Theo báo Anh Daily Star, sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, quân đội Nga đã suy yếu nghiêm trọng. Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin đã quyết định ưu tiên tăng cường sự sẵn sàng của quân đội Nga, dẫn đến sự gia tăng lớn trong các lực lượng tình nguyện cũng như kho vũ khí bao gồm loạt xe tăng và chiến đấu cơ mới.
Năm 2017, Nga tổ chức cuộc tập trận Zapad với quy mô cực khủng lên tới 100.000 binh sĩ và vũ khí các loại, phô trương sức mạnh quân sự để chứng tỏ cho NATO thấy, nước này sẵn sàng chiến đấu.
Tuy nhiên, xét về tương quan lực lượng, NATO dường như có lợi thế hơn với 2 triệu nhân viên quân sự trong khi Nga chỉ có 1 triệu. Không lực NATO có 13.000 người còn Nga chỉ có 3.914.
Tuy nhiên Nga lại có lợi thế lớn hơn trên mặt đất vì họ có hơn 20.000 xe tăng, so với 10.000 chiếc của NATO. Ngoài ra, hầu hết các khả năng của NATO lại phụ thuộc vào Mỹ, vốn ở xa châu Âu.
Ngoài ra, NATO có thể có 29 quốc gia thành viên, nhưng chỉ có 8 trong số họ chịu chi 2% GDP cho quân đội. Điều này tạo ra sự mất cân đối về cam kết giữa liên minh và được cho là làm suy yếu NATO nói chung.
Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan được cho là những nước dễ bị tổn thương nhất nếu Nga quyết định tấn công châu Âu. Nga có thể vượt qua Belarus vào Estonia, Latvia và Lithuania để chia cắt Ba Lan khỏi các đồng minh châu Âu. Không có sự hỗ trợ của NATO, 3 quốc gia trên sẽ không thể cầm cự trước Nga lâu dài.
Nhưng một khi lực lượng Mỹ cuối cũng tham chiến, NATO có thể thực hiện một cuộc tấn công cực mạnh khiến cơ hội chiến thắng của Nga chỉ có thể dựa vào việc sử dụng kho vũ khí hạt nhân của nước này. NATO hoàn toàn có thể "ăn miếng trả miếng" nhưng một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ tàn phá cả thế giới, vì vậy cuối cùng sẽ không bên nào giành chiến thắng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.