NATO quyết tập trận hạt nhân bất chấp cảnh báo từ Nga
NATO quyết tập trận hạt nhân bất chấp cảnh báo từ Nga
Phương Đăng (theo PBS)
Thứ tư, ngày 12/10/2022 16:51 PM (GMT+7)
NATO sẽ bắt đầu các cuộc tập trận hạt nhân vào tuần tới bất chấp cuộc chiến ở Ukraine đang gia tăng căng thẳng và Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng ông nói đùa khi cảnh báo sẽ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để bảo vệ nước Nga cũng như các lãnh thổ mới sáp nhập.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ lâu có tên “Steadfast Noon”.
Cuộc tập trận được tổ chức thường niên và thường kéo dài khoảng một tuần. Cuộc tập trận có sự tham gia của máy bay chiến đấu có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nhưng không có bất kỳ quả bom nguyên tử nào được triển khai. Máy bay thông thường, máy bay giám sát và máy bay tiếp nhiên liệu cũng tham gia tập trận.
Mười bốn trong số 30 quốc gia thành viên NATO sẽ tham gia cuộc tập trận vốn đã được lên kế hoạch trước khi Nga tấn công Ukraine vào tháng Hai. Một quan chức NATO cho biết, phần chính của cuộc tập trận sẽ được tổ chức cách Nga hơn 1.000km (625 dặm).
"Nếu bây giờ chúng tôi đột ngột hủy bỏ cuộc tập trận thường lệ đã được lên kế hoạch từ lâu như vậy chỉ vì cuộc chiến ở Ukraine, điều đó sẽ gửi một tín hiệu rất sai lầm. Chúng tôi hoàn toàn không muốn một tín hiệu sai lầm như vậy được gửi đi", ông Stoltenberg nói với các phóng viên trước cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO ở Brussels.
“Sức mạnh quân sự của chúng tôi là cách tốt nhất để ngăn chặn leo thang. “Nếu bây giờ chúng tôi tạo cơ sở cho bất kỳ hiểu lầm, tính toán sai nào ở Moscow về việc chúng tôi có sẵn sàng bảo vệ và sẽ bảo vệ tất cả các đồng minh, chúng tôi sẽ làm tăng nguy cơ leo thang”, Tổng thư ký NATO nói thêm.
Ngày 30/9, Tổng thống Putin đã tuyên bố sáp nhập 4 khu vực của Ukraine vào Nga và nhấn mạnh rằng, ông sẽ sử dụng mọi "phương tiện sẵn có" (bao gồm cả vũ khí hạt nhân) để bảo vệ nước Nga cũng như các vùng lãnh thổ mới được sáp nhập.
Trước đó, ông Putin đã nhiều lần báo hiệu rằng ông có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lợi ích của Nga. Lời đe dọa này cũng nhằm ngăn các quốc gia NATO gửi vũ khí tinh vi, tối tân hơn cho Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh NATO đã tái cam kết rằng, họ sẽ ủng hộ và viện trợ cho Ukraine chừng nào còn có thể.
NATO với tư cách là một tổ chức không sở hữu bất kỳ loại vũ khí nào. Các vũ khí hạt nhân trên danh nghĩa có liên quan đến NATO vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ba nước thành viên - Mỹ, Anh và Pháp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.