Naumachia: Trò chơi thủy chiến tắm máu người nô lệ La Mã

PV Thứ tư, ngày 23/08/2023 22:40 PM (GMT+7)
Không chỉ nổi tiếng với những đấu trường sinh tử chết chóc, người La Mã cổ đại còn có một môn thể thao vô cùng đẫm máu nhằm mô phỏng lại những trận thủy chiến kinh hoàng nhất.
Bình luận 0

Bên cạnh những môn thể thao đẫm máu đối kháng khác ở đấu trường La Mã thì Naumachia chính là một trong những môn thể thao ưa thích nhất của dân chúng cũng như giới quý tộc bấy giờ.

Không những quy mô mà sự khủng khiếp của nó gần như chẳng khác gì một trận chiến thật sự.

Naumachia: Trò chơi thủy chiến tắm máu người nô lệ La Mã - Ảnh 1.

Thường mô phỏng những trận thủy chiến nổi tiếng diễn ra trước đó nên môn thể thao này như một hình thức ca ngợi chiến thắng của đế chế La Mã.

Trò chơi này thực sự là một trận chiến đẫm máu và hoang dại, nó có tên như vậy do trò chơi diễn ra ở một khán đài vòng có nước và tàu chiến như thật.

Những trận chiến được dựng lại từ những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử. Số lượng người tham gia có thể lên đến hàng nghìn người như một trận chiến thật sự.

Nơi diễn ra trò này không phải là giữa thiên nhiên hay đấu trường võ sĩ bình thường mà là những nơi được xây dựng riêng cho trò này. Đối tượng của trò chơi này thường là những tội phạm bị kết án.

Lịch sử đã ghi nhận một trận Naumachia vào năm 46 trước công nguyên do Julius Caesar phát động nhằm ăn mừng chiến thắng thứ 4 của mình.

Với 2.000 chiến binh, 4.000 người chèo thuyền, tất cả đều là tù binh chiến tranh. Trò tiêu khiển này có quy mô không kém một trận đấu thật với sự tàn khốc không một ai có thể tưởng tượng hết.

Sau đó vào năm 2 TCN, nhân sự kiện lễ khánh thành đền thờ Mar Ultor, Hoàng đế Augustus đã tổ chức một trận Naumachia dựa trên phong cách của Caesar trước đó, với khoảng 3.000 chiến binh không kể người chèo thuyền tham gia trò chơi.

Hai chiếc thuyền sẽ được đặt hai bên sau đó cuộc chiến sẽ bắt đầu và được tiếp diễn cho tới khi một bên hoàn toàn bị giết. Không giống như chiến trường, trò chơi không có gì để thấm máu chảy trên các khoang tàu.

Máu cứ chảy tràn ra ngoài các con tàu, vì vậy, trông toàn cảnh như một biển máu dưới địa ngục vậy. Một số đấu trường kiểu này còn cho thêm các sinh vật biển vào vùng nước.

Và trong lịch sử, đấu trường Naumachia lớn nhất được ghi nhận được thành lập bởi Hoàng đế Claudius tại hồ Fucine với hơn 100 tàu và 19.000 người cùng tham gia.

Đây thực thế giống như một chiến trường giữa nô lệ để làm trò tiêu khiển cho những kẻ thắng cuộc.

Nếu nói về quy mô và sự khốc liệt thì khó có môn thể thao nào có thể vượt qua nó.

Số lượng người tham gia và tử vong giống như một trận chiến sống còn vì họ không có sự lựa chọn khác nếu muốn được sống tiếp. Những tù binh và tội phạm phải cố gắng chiến thắng nếu không sẽ phải chết.

Vị trí diễn ra trò chơi này được cho là gần sông Tiber, trái tim của thành Rome. Để chứa một lượng lớn người tham gia và thuyền bè, những đấu trường đặc biệt này có quy mô vô cùng lớn.

Gaius Plinius Secundus (23 – 25/8/79 TCN), được biết đến nhiều hơn với tên Pliny Già, một triết học tự nhiên La Mã, đã giành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình nghiên cứu, viết hoặc điều tra các hiện tượng tự nhiên và địa lý trong lĩnh vực này.

Ông đã viết một tác phẩm bách khoa, Naturalis Historia (“Lịch sử tự nhiên”), mà đã trở thành một mô hình cho tất cả các bách khoa toàn thư khác.

Trong đó, đề cập tới quy mô và hình thức của trò Naumachia thời Augustus thậm chí còn có cả đảo nhân tạo giữa hồ nước hay cầu. Điều này cho phép trận chiến diễn ra sinh động và chân thật hơn.

Trận thủy chiến này chỉ kết thúc khi một bên bị tiêu diệt hết, sẽ không có hòa vì hai bên phải chiến đấu như một trận đấu thực tế.

Những dòng máu tươi đổ xuống hồ nước cũng như lửa cháy tạo nên một quang cảnh thực sự chết chóc giống như một chiến trường.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem