VDF 2023 có sự tham dự của Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Việt Hà - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính; ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính; TS. Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính cùng lãnh đạo các Bộ, ngành và lãnh đạo của 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (ngoài cùng bên phải); ông Nguyễn Việt Hà - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (thứ 4 từ phải sang), Bộ Tài chính ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính (thứ 3 từ phải sang); bà Đinh Thị Thúy - Tổng Giám đốc MISA (thứ 2 từ phải sang).
Trong khuôn khổ sự kiện, tại chuyên đề 2 "Tối ưu hóa dữ liệu số trong chuyển đổi số ngành Tài chính", ông Trịnh Văn Biển - Giám đốc Chuyển đổi số MISA đã có bài tham luận "Nền tảng số quản trị dữ liệu Tài chính - Ngân sách cho Bộ, Ngành, Địa phương". Theo định hướng của Chính phủ và Bộ Tài chính: Năm 2025, 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính, Bảo hiểm, Dân cư,... được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc. Đồng thời, cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phải được đưa vào khai thác, vận hành hiệu quả.
Ông Trịnh Văn Biển - Giám đốc Chuyển đổi số MISA trình bày tham luận "Nền tảng số quản trị dữ liệu Tài chính - Ngân sách cho Bộ, Ngành, Địa phương".
Thông qua bài tham luận, ông Biển cũng đưa ra 3 hiện trạng và khó khăn trong quản lý dữ liệu ngành Tài chính. Thứ nhất, cơ sở dữ liệu Tài chính - Ngân sách rời rạc, phân tán ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, không tập trung liên thông. Thứ hai, số liệu điều hành chưa tức thời, chưa linh hoạt theo nhu cầu điều hành quản lý. Thứ ba, tổng hợp, gửi nhận số liệu, báo cáo chưa tự động hóa tốn nhiều thời gian, công sức.
"Để đáp ứng toàn diện nhu cầu khai thác sử dụng thông tin tài chính - ngân sách phục vụ Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số cần xây dựng cơ sở dữ liệu chuyển đổi số ngành tài chính", ông Biển nhấn mạnh.
Để đồng hành cùng Bộ, Ngành, Địa phương xây dựng, khai thác dữ liệu, góp phần Chuyển đổi số ngành Tài chính, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, MISA đã phát triển nền tảng quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov. Đây là nền tảng số xuất sắc giành giải Vàng tại Make in Vietnam 2022, khẳng định về việc làm chủ sản phẩm công nghệ Việt do người Việt thiết kế và sáng tạo và sự đóng góp tích cực cho ngành Tài chính quốc gia.
Nền tảng MISA FinGov xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính nhà nước cho Bộ/ Ngành/ Địa phương.
Nền tảng MISA FinGov hợp nhất các nghiệp vụ trên cùng một hệ thống, giúp hội tụ dữ liệu toàn ngành, toàn địa phương, từ đó cung cấp các báo cáo đa chiều, trực quan, giúp lãnh đạo Bộ, ban, ngành có số liệu đầy đủ về tình hình sử dụng ngân sách nhà nước để kịp thời ra các quyết định điều hành hợp lý.
Nền tảng MISA FinGov hợp nhất mọi nghiệp vụ quản trị Tài chính - Ngân sách Nhà nước.
Không chỉ đáp ứng tất cả các nghiệp vụ khép kín của chu trình ngân sách, MISA FinGov còn kết nối với các dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước, các phần mềm quản lý hoạt động chuyên ngành giúp đơn vị tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả làm việc. Đồng thời, nền tảng MISA FinGov góp phần giúp các bộ ngành, địa phương chuyển đổi số ngành tài chính, trở thành giải pháp toàn diện góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính thống nhất.
MISA FinGov là nền tảng tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện ngành Tài chính, đã và đang được tin tưởng sử dụng tại hơn 55.000 đơn vị hành chính sự nghiệp, chiếm 71% thị phần trên toàn quốc.
Tham dự Hội thảo - Triển lãm với vai trò là doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam cung cấp giải pháp quản trị tài chính Make in Vietnam xuất sắc, MISA đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với các cơ quan Bộ, Ngành, Địa phương. Với sứ mệnh phụng sự xã hội, MISA cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các đơn vị, tổ chức số hóa toàn diện ngành Tài chính để đảm bảo 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, được đưa vào khai thác vận hành hiệu quả theo định hướng của Chính phủ & Bộ Tài chính đề ra.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.