Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều vừa có chuyến thăm một số nước châu Phi trong tuần này. Bà Samantha Power, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ cũng đã đến thăm Kenya và Somalia vào tuần trước. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Linda Thomas-Greenfield dự kiến đến Ghana và Uganda vào tuần tới.
William Gumede, giám đốc của Democracy Works, một tổ chức thúc đẩy quản trị tốt bình luận: “Tình huống này giống như một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang diễn ra ở châu Phi, nơi các bên đối địch nhau đang cố gắng tranh giành ảnh hưởng”.
Ông Lavrov, trong chuyến thăm châu Phi đã cố miêu tả phương Tây là "kẻ xấu", đổ lỗi cho họ về việc giá lương thực tăng cao vì các chính sách môi trường "liều lĩnh". Ông Lavrov cũng cáo buộc phương Tây tích trữ lương thực trong đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phương Tây tố, Điện Kremlin sử dụng lương thực như "một loại vũ khí" và tấn công Ukraine theo "kiểu đế quốc" - một thuật ngữ nhằm mục đích gieo ác cảm với Nga ở châu Phi,
Trong chuyến công du châu Phi của mình, Tổng thống Pháp Macron đã cáo buộc Điện Kremlin sử dụng các kênh truyền hình như RT để tuyên truyền cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Pháp cáo buộc Điện Kremlin đe dọa thế giới khi cản trở việc xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Cuối cùng, ông Macron kêu gọi người châu Phi không đứng về phía Nga.
Nga đã nỗ lực để giành được sự ủng hộ ở châu Phi trong vài năm qua. Moscow đang ra sức củng cố lại tình bạn với các nước ở châu lục này, vốn từng khăng khít nửa thế kỷ trước, khi Liên Xô ủng hộ nhiều phong trào đấu tranh của châu Phi để chấm dứt chế độ thuộc địa.
Ông Gumede cho rằng, hiện nay, chiến dịch "quyến rũ" của Nga ở châu Phi đang ở giai đoạn cao trào.
Ảnh hưởng của Moscow ở châu Phi đã được thể hiện vào tháng 3 trong cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc nhằm lên án cuộc chiến của Nga ở Ukraine. 28 quốc gia châu Phi bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết nhưng 25 quốc gia ở lục địa này đã bỏ phiếu trắng hoặc không bỏ phiếu.
Anton Harber, Giáo sư báo chí tại Đại học Witwatersrand ở Nam Phi bình luận: "Nga hiện xem châu Phi là mảnh đất màu mỡ để vun đắp ảnh hưởng của mình, và tất nhiên, những lá phiếu của họ tại Liên Hợp Quốc cũng rất quan trọng".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.