Nga tiếp cận hồ nước ngọt bị chôn vùi 20 triệu năm

Thứ năm, ngày 09/02/2012 13:18 PM (GMT+7)
Dân Việt - Sau hơn hai thập kỷ khoan dò, cuối cùng, các nhà khoa học Nga đã tiếp cận được hồ nước ngọt khổng lồ, bị chôn vùi dưới lớp băng dày 4km ở Nam Cực suốt 20 triệu năm nay.
Bình luận 0

Việc tiếp cận được với hồ nước ngọt Vostok là một phát hiện cực kỳ quan trọng và có tính đột phá.

img
 

Các nhà khoa học Nga khẳng định, thông tin về các loài sinh vật mới sống trong hồ Vostok sẽ sớm được công bố, sau khi họ khoan thủng hoàn toàn lớp băng dày. Bên cạnh đó, nghiên cứu hồ Vostok đóng vai trò quan trọng trong việc lập bản đồ biến đổi khí hậu tự nhiên trong hàng thế kỷ tới.

Trong khi đó, các nhà thiên văn học hi vọng, khám phá hồ Vostok sẽ đem lại những kiến thức quý giá để giải đáp thắc mắc về sự sống ở sao Mộc, sao Thổ và phía dưới chòm băng của sao Hỏa.

“Không có nơi nào trên Trái Đất này bị tách biệt với phần còn lại suốt hơn 20 triệu năm”, ông Lev Savatyugin – một nhà nghiên cứu Nga tham gia nhiệm vụ tiếp cận hồ Vostok cho biết.

Ông Savatyugin và các cộng sự hi vọng có thể tìm thấy vi khuẩn nguyên thủy ở hồ Vostok, từ đó mở rộng hiểu biết của con người về nguồn gốc của sự sống.

Hồ nước ngọt Vostok có chiều dài 250km, rộng 50km, và bị chôn vùi dưới lớp băng dày 4km.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem