Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sự hiện diện kinh tế của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ lâu đã bị giới hạn bởi các yếu tố bên ngoài và cả bên trong. Ví dụ như ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng Nga ở vùng lãnh thổ phía đông còn yếu và tiềm năng xuất khẩu hàng hóa của Nga đối với các nước trong khu vực còn hạn chế.
Nga thiếu chiến lược cụ thể hướng đến khu vực, dẫn đến hành động hạn chế. Thậm chí theo một số chuyên gia, Nga còn được coi như người em của Trung Quốc và Moscow không có sự khác biệt lớn so với các nước xuất khẩu nguyên liệu thô.
Đối với một nước Nga có xu hướng ngả về phương Tây, sự phát triển ở Siberia hay vùng Viễn Đông được xem là thứ yếu trong hợp tác với châu Âu.
Nga khó gia nhập TPP, RCEP
Trong tương lai gần, Nga có năng lực tăng cường đối thoại trên nhiều phương diện với các đối tác chính trong khu vực. Việc gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia, sự yếu kém của các tổ chức khu vực cũng như bảo lãnh đối với an toàn khu vực cần đến một đối tác tích cực và tương đối trung lập
Nổi bật nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn dầu và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khởi xướng cùng với sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ.
Tuy vậy, không có nhiều khả năng Nga tham gia vào các dự án này bởi nhiều lý do. Thành công của TPP không nằm trong lợi ích của Nga. Thay vào đó, Nga tập trung đến sự phát triển Siberia và vùng Viễn Đông. TPP cũng không giúp tăng cường vị thế của Moscow một cách độc lập.
Trong bối cảnh chính trị hiện nay, bất kỳ đối thoại đa phương nào có sự tham gia của Moscow và Washington là khó có thể xảy ra và khả năng Nga đàm phán gia nhập TPP chỉ đơn giản là không thể.
Viễn cảnh Nga tham gia RCEP cũng rất khó. Moscow hiện không có thỏa thuận thương mại tự do với ASEAN, một trong những yếu tố cần thiết nhất.
Thúc đấy các sáng kiến riêng
Đứng trước thách thức như vậy, đó là thuận lợi hơn cho Nga để thúc đẩy các sáng kiến riêng và hình thành nên tầm nhìn về hợp tác kinh tế sẽ đáp ứng lợi ích quốc gia. Quá trình này vốn đã bắt đầu và đem đến cảm giác lạc quan về chính sách “hướng Đông” của Nga.
Các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Liên bang Nga V.Putin tại Sochi.
Trong năm thứ hai liên tiếp, tháng 5 đã trở thành thời điểm đột phá cho các hoạt động của Nga ở châu Á – Thái Bình Dương. Nga đã có thể tăng cường quan hệ với các đối tác ở Đông Nam Á nhờ dự án Liên minh Á-Âu Kinh tế (EEU) và Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa.
Hội nghị ASEAN – Nga tổ chức tại Sochi tháng 5/2016 đánh dấu sự xuất hiên của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên, dẫn đến thỏa thuận hợp tác giữa EEU, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và ASEAN.
Một sự kiện quan trọng khác là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6/2016. Tuyên bố chung đã chỉ ra rằng hai bên sẵn sàng để làm việc dựa trên sáng kiến hội nhập hoàn toàn mới, bao gồm tất cả quan hệ đối tác Á Âu mà không chỉ bao gồm EEU và Trung Quốc, mà còn cả các nước ASEAN.
Việc thúc đẩy các sáng kiến hàng đầu được coi là biểu tượng hướng hướng Đông của Nga. Điều này đặt ra vai trò lớn hơn đối với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Iran trong mục tiêu kinh tế và địa chính trị mới.
Cuối cùng, thách thức lớn đối với Nga là việc mở rộng mối quan hệ với các đối tác châu Á trong việc phát triển Siberia và vùng Viễn Đông. Moscow cần phải đưa “vùng lãnh thổ xa xôi” trở thành trung tâm của quá trình phát triển, góp phần vào sự cải thiện nền kinh tế quốc gia.
Mục tiêu này chỉ có thể đạt được sau những cuộc đối thoại liên tục với đối tác châu Á và sự hiểu biết của Nga về nhu cầu của thị trường châu Á.
Cách mà Nga kết nối với khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương sẽ dựa trên các cuộc đối thoại tích cực do chính Moscow quyết định.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.