Nga, Trung Quốc xích lại gần nhau, Mỹ cũng vội thắt chặt quan hệ với cường quốc châu Á này

Phương Đăng (theo NY Times) Chủ nhật, ngày 13/11/2022 13:31 PM (GMT+7)
Mỹ đang coi Ấn Độ là trung tâm của tham vọng tách chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi "nanh vuốt" của các đối thủ, nỗ lực củng cố quan hệ với một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ở mức cao và cuộc chiến của Nga ở Ukraine làm gián đoạn chuỗi thương mại quốc tế.
Bình luận 0
Nga, Trung Quốc xích lại gần nhau, Mỹ cũng vội thắt chặt quan hệ với cường quốc châu Á này - Ảnh 1.

Thủ tướng Ấn Độ Modi và Tổng thống Mỹ Biden đã gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Tokyo gần đây. Ảnh New York Times,

Theo New York Times, Bộ trưởng Tài chính Janet L. Yellen, nhà ngoại giao kinh tế hàng đầu của chính quyền Biden đã đích thân đưa ra thông điệp trên vào thứ Sáu trong chuyến thăm đến thủ đô Ấn Độ vào thời điểm kinh tế toàn cầu bất ổn.

Giá lương thực và năng lượng tăng cao bắt nguồn từ cuộc chiến của Nga ở Ukraine và mối lo ngại gia tăng về việc Mỹ phụ thuộc vào các sản phẩm của Trung Quốc đã thúc đẩy Washington cố gắng định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu để các đồng minh phụ thuộc vào nhau về hàng hóa và dịch vụ cung cấp năng lượng cho nền kinh tế của họ.

Ấn Độ thường ở giữa sự cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga. Nhưng khi chính quyền Biden quảng bá cái mà họ gọi là “kết giao bạn bè”, rõ ràng họ muốn Ấn Độ nằm trong quỹ đạo các đồng minh kinh tế của Mỹ.

Sau chuyến tham quan khuôn viên nghiên cứu và phát triển của Microsoft ở ngoại ô New Delhi hôm thứ Sáu 11/10, bà Yellen đã nêu rõ việc Washington đang nỗ lực tách các quốc gia có thể gây mất ổn định khỏi chuỗi cung ứng của Mỹ. Rõ ràng là Trung Quốc và Nga là những mục tiêu hàng đầu.

“Mỹ đang theo đuổi cách tiếp cận được gọi là "kết giao bạn bè" để tách các quốc gia có rủi ro địa chính trị và an ninh khỏi chuỗi cung ứng của chúng tôi. Để làm được như vậy, chúng tôi đang chủ động hội nhập kinh tế sâu rộng với các đối tác thương mại đáng tin cậy như Ấn Độ”, bà Yellen nói.

Các hoạt động ngày càng tăng của Microsoft tại Ấn Độ là một ví dụ về sự hội nhập mà Mỹ muốn thấy. Bà Yellen cũng lưu ý rằng Mỹ đang cung cấp cho một nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Mỹ khoản tài chính 500 triệu USD để xây dựng một cơ sở ở bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ.

Đó là một phần trong nỗ lực của chính quyền nhằm giúp ngành công nghiệp năng lượng mặt trời trên thế giới tách khỏi Trung Quốc, quốc gia mà bà Yellen cáo buộc đã sản xuất các tấm pin mặt trời sử dụng lao động cưỡng bức ở khu vực Tân Cương. Và bà Yellen cũng nhấn mạnh việc Apple chuyển nhà máy sản xuất iPhone từ Trung Quốc sang Ấn Độ gần đây.

Tầm quan trọng của mối quan hệ của Mỹ với Ấn Độ đã tăng lên trong những tháng gần đây. Nước này là đồng minh hiếm hoi duy trì quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Nga, khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Đồng thời, dân số nói tiếng Anh tương đối lớn ở Ấn Độ có tiềm năng biến nước này thành trung tâm sản xuất quốc tế cho các công ty Mỹ. Mỹ hiện cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ nói chung.

Nhưng mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Các quan chức Mỹ nói rằng, những người đồng cấp Ấn Độ của họ là một trong những nhà đàm phán cứng rắn nhất.

Và với những thách thức khi kinh doanh ở Ấn Độ, bao gồm cả việc thiếu cơ sở hạ tầng và sự hạn chế của chính phủ, không rõ có bao nhiêu nhà sản xuất sẽ thực hiện bước chuyển từ Trung Quốc tới cường quốc Nam Á này.

Nga, Trung Quốc xích lại gần nhau, Mỹ cũng vội thắt chặt quan hệ với cường quốc châu Á này - Ảnh 2.

Bộ trưởng Tài chính Janet L. Yellen đã được ông Anant Maheshwari của Microsoft chào đón tại Trung tâm Phát triển Microsoft Ấn Độ ở Noida, ngoại ô New Delhi, hôm thứ Sáu 11/11. Ảnh Associated Press


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem