Nhờ có một chiếc kính thiên văn vô tuyến trị giá 50 triệu USD tại Australia, những nhà thiên văn học giờ đây có thể chiêm ngưỡng không gian dưới cái nhìn của một “siêu nhân”.
Và bạn cũng có khả năng đó.
Vào một buổi tối trong vắt, trốn xa khỏi ánh đèn nhộn nhịp của thành phố, hãy ngẩng đầu lên nhìn bầu trời đêm của Australia và bạn có thể sẽ bắt gặp cảnh tượng này:
Nói vậy thì hơi quá, bởi những kính thiên văn - có khả năng “bắt” sáng tốt hơn mắt của chúng ta rất nhiều lần – mới sắp xếp được “bản đồ bầu trời” phía trên. Tuy nhiên chúng lại chụp được những hình ảnh dưới ánh sáng cầu vồng, hay nói cách khác là những màu sắc thuộc bước sóng mà mắt người có thể nhìn thấy được.
Mặc dù vậy, có những góc nhìn khác về vụ trũ mà chúng ta khó để nhìn được bằng mắt thường, chính vì thế mà những nhà thiên văn học đang xâu chuỗi chúng lại – từ kính thiên văn này sang kính thiên văn khác, từ tàu vũ trụ này sang tàu vũ trụ khác, từ bản đồ này sang bản đồ khác – suốt nhiều thập kỷ để mở ra bí mật sâu thẳm nhất của vũ trụ.
Dưới đây là những bước sóng của ánh sáng, và công cụ mà những nhà khoa học sử dụng để đo đạc chúng:
Lần lượt từ trái qua phải: Tia Gamma, Tia X, Tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy, Tia hồng ngoại, Tia ngắn, sóng vô tuyến
Cũng là hình ảnh trên nhưng dưới ánh sáng có bước sóng dài được gọi là hồng ngoại
Và dưới sóng ngắn (viba)
Đây là vũ trụ của chúng ta nhìn qua tia X
Và cuối cùng là ánh áng có bước sóng ngắn nhất nhưng mạnh nhất, tia Gamma
Mặc dù các nhà thiên văn học đã ghi lại được hình ảnh của bầu trời đêm ở bước sóng dài nhất – sóng vô tuyến – họ chưa từng tưởng tượng rằng nó sẽ có trường độ và sự chính xác cao đến như vậy cho đến khi chiếc kính thiên văn Murchison Widefield xuất hiện.
Được đặt tại Geraldton ở miền Tây Australia, một trong những thử nghiệm gần đây nhất của nó – được gọi là GaLactic and Extragalactic All-sky MWA (GLEAM) – đã chụp lại được ảnh của không gian ở bước sóng vô tuyến với không chỉ 3 màu sắc cơ bản (đỏ, xanh biển, xanh lá), mà là 20.
“Điều này vượt ngoài giới hạn của loài người, nó còn đánh bại cả kỷ lục của thế giới động vật, đó là con bề bề – với khả năng nhìn được 12 màu sắc cơ bản,” Natasha Hurley – Walker, một nhà thiên văn học thuộc đại học Curtin và Trung tâm nghiên cứu Thiên văn học vô tuyến Quốc tế (ICRAR), đã nói trong một bài phát biểu.
Những nhà thiên văn học nói rằng dữ liệu mới của GLEAM sẽ giúp họ nghiên cứu những vụ va chạm ngoài không gian, lý do những ngôi sao phát nổ và những hố đen khổng lồ.
Bước sóng cầu vồng được mô phỏng dựa trên những dải màu trước:
Đây là hình ảnh của vũ trụ được kết hợp từ những dải ánh sáng trước
Tuấn Hưng (Trí Thức Trẻ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.