Hơn 11 năm nỗ lực hoàn thiện mô hình hoạt động, NHCSXH ngày càng thể hiện rõ nét vai trò là một công cụ hiệu quả giúp Chính phủ thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Đạt được mục tiêu về giảm nghèoKết quả sau hơn 11 năm hoạt động, NHCSXH đã thực hiện tốt mục tiêu là tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; huy động lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Trong 11 năm qua, đã có trên 23,4 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp trên 3,2 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 10 triệu lao động, trong đó trên 100 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp 3,2 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 5 triệu công trình cung cấp nước sạch, công trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn, gần 700 chòi tránh lũ cho hộ nghèo tại 7 tỉnh miền Trung, gần 94 nghìn căn nhà vượt lũ cho hộ gia đình vùng đồng bằng Sông Cửu Long, gần 484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách chưa có nhà ở trên toàn quốc…
Ngày đầu mới thành lập, NHCSXH mới chỉ nhận bàn giao 3 chương trình tín dụng, đến nay đã thực hiện 20 chương trình, trong đó 15 chương trình thực hiện bằng nguồn vốn trong nước và 4 chương trình thực hiện từ nguồn vốn ủy thác của nước ngoài. Ngoài ra còn nhiều chương trình, dự án do các địa phương, các tổ chức và cá nhân ủy thác cho NHCSXH thực hiện. Tổng dư nợ của NHCSXH tính đến cuối tháng 3/2014 đạt 124.399 tỷ đồng, gấp hơn 17,5 lần so với thời điểm nhận bàn giao; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 32,8%/năm.
Hiện đang có hơn 7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ với mức dư nợ bình quân đạt hơn 16 triệu đồng/hộ. Tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Tỉ lệ hộ nghèo trong thời kỳ 2001 - 2005 giảm từ 17% xuống 7%; trong thời kỳ 2005 - 2010 giảm từ 22% xuống 9,45% và trong thời kỳ 2011 - 2013 giảm từ 14,2% xuống còn khoảng dưới 8%.
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việt Nam được quốc tế công nhận là quốc gia sớm thực hiện thành công mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về phát triển bền vững, về xoá đói giảm nghèo và phát triển con người mà trong đó có đóng góp quan trọng của NHCSXH. Hệ thống điểm giao dịch của NHCSXH trải khắp trên toàn quốc, xuống tận các xã là điều kiện để xóa tình trạng xã trắng tín dụng của Nhà nước”.
Thông qua chương trình giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật giảm nghèo, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi giai đoạn 2005 - 2012, ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định, tín dụng chính sách là một trong những điểm sáng nhất trong bức tranh giảm nghèo.
Hoàn thiện mô hình, phương thức quản lýCó được những thành công ban đầu, một phần quan trọng là do NHCSXH đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện mô hình tổ chức, phương thức quản lý phù hợp, sát với thực tiễn. Điểm mấu chốt là phương thức ủy thác tín dụng thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội; giao dịch tại xã và hình thành mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đến tận địa bàn thôn, ấp, tổ dân cư... Điểm mạnh của mô hình tổ chức này là giúp cho bộ máy điều hành tác nghiệp gọn nhẹ, tiết giảm chi phí quản lý mà hiệu lực và hiệu quả vẫn cao; tạiềo đu kiện tốt nhất để tổ chức, người dân giám sát hoạt động tín dụng chính sách; tạo thuận lợi, tiện ích tối đa cho đối tượng hưởng thụ…
vốn không chỉ làm tín dụng mà còn tư vấn, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện các vấn đề giảm nghèo khác (một buổi sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn Thành Chu, xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).
|
Ông Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc NHCSXH chia sẻ thêm: “Hơn 10 năm đi vào hoạt động, mô hình hoạt động của NHCSXH là đặc thù của Việt Nam. Trước đây ta có học của Bangladesh về tín dụng vi mô, tổ nhóm, nhưng giờ họ quay lại học mô hình của ta. Chính vì mô hình phù hợp, tổ chức thực hiện tốt, nên trong điều kiện Việt Nam “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa” nhưng người vay trả nợ, trả lãi tốt…”.
NHCSXH gọi mô hình đó là tín dụng chính sách xã hội hóa, còn tại buổi làm việc với NHCSXH mới đây, ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội gọi là mô hình “tín dụng tự quản”. Ông Hùng cho biết, tại nhiều địa phương đoàn giám sát ghi nhận, Tổ TK&VV không chỉ làm tín dụng mà còn tư vấn, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện các vấn đề giảm nghèo khác. Tại 15 tỉnh, thành phố đoàn thực hiện giám sát về chính sách, pháp luật giảm nghèo từ cấp tỉnh đến huyện và thông tin từ cử tri cho thấy cấp ủy, chính quyền và người dân đánh giá rất cao vai trò của chính sách tín dụng ưu đãi đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và giảm nghèo nói riêng …
Mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng chính sách sắp tới sẽ tiếp tục được cải thiện theo hướng nhanh gọn, chính xác; an toàn khi NHCSXH hoàn thành xong Dự án hiện đại hoá tin học ngân hàng, phần mềm tin học. Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH khẳng định, Dự án hiện đại hoá tin học ngân hàng là chìa khóa để giải quyết những yêu cầu bức thiết trong quản lý tín dụng chính sách; phục vụ khách hàng tốt hơn, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
NHCSXH phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên thành lập được trên 204.505 Tổ TK&VV; tổ chức được 10.861 Điểm giao dịch tại xã. Tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống NHCSXH giảm mạnh từ 13,7% tại thời điểm nhận bàn giao xuống còn 0,79% năm 2013.
|
Phương Đông (Phương Đông)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.