Ngân hàng đề xuất xin giữ lại cổ tức

Thứ hai, ngày 13/06/2016 14:34 PM (GMT+7)
Bị Bộ Tài chính 'đòi' cổ tức bằng tiền mặt, ngày 12.6 Ngân hàng (NH) TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV) 'phản pháo' bằng một bản nghiên cứu khẳng định: GDP sẽ bị sụt giảm nếu trả cổ tức, đồng thời đề xuất Chính phủ cho giữ lại để tăng vốn điều lệ.
Bình luận 0

img

Theo BIDV, đến hết năm 2015, khu vực NH đang chiếm 75% tổng tài sản hệ thống tài chính, trong đó tổng dư nợ tín dụng hệ thống cung cấp cho nền kinh tế lên tới 4.656 nghìn tỉ đồng, bằng 111% GDP.

Nhưng năng lực tài chính của khối NH thương mại nhà nước (NHTMNN) thể hiện qua hệ số an toàn vốn (CAR) bị suy giảm nghiêm trọng. Cụ thể giai đoạn 2011 - 2015, tài sản có rủi ro của khối tăng trưởng trung bình ở mức 19,4%/năm, cao hơn mức tăng 15,43%/năm của vốn tự có, dẫn đến CAR của khối giảm từ mức 10,8% năm 2011 xuống mức 9,4% hiện nay - gần chạm ngưỡng tối thiểu 9% theo quy định của NHNN.

Mức này đã thấp hơn bình quân của ASEAN là 10,3%, đồng thời tiêu chuẩn tính của VN thấp hơn. Nguyên nhân do khả năng sinh lời của các NHTMNN bị co hẹp. Tỷ lệ lãi cận biên - NIM (đã trừ dự phòng rủi ro) từ mức 2,5% năm 2011 giảm còn 2,2% năm 2012 và tiếp tục giảm xuống mức 1,7 - 1,8% giai đoạn 2013 - 2015.

Từ những phân tích trên, BIDV đưa ra 2 trường hợp có thể xảy ra. Thứ nhất, nếu vốn tự có của khối NHTMNN không được tăng trong năm 2016 (tương ứng với việc nhà nước thu về toàn bộ cổ tức năm 2015), vốn tự có của khối sẽ ở mức bằng năm 2015 là 203.000 tỉ đồng. Theo đó, khả năng tăng trưởng tài sản có rủi ro còn lại chỉ là 101.000 tỉ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 4,67% so với năm 2015 và tăng trưởng tín dụng ở mức 7 - 8% năm 2016. Khi đó, dư nợ tín dụng mỗi năm bị thiếu hụt mất 280.000 tỉ đồng, kéo theo tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020 sẽ chỉ ở mức 6,05 - 6,4%/năm.

Thứ hai, vốn tự có của khối NHTMNN tăng lên từ nguồn lợi nhuận giữ lại với ước tính ở mức 8,34%/năm (căn cứ theo mức tăng vốn tự có của khối NHTMCP giai đoạn 2011 - 2015), không có nguồn tăng vốn bổ sung từ bên ngoài. Vốn tự có của khối năm 2016 hơn 220.000 tỉ đồng, tương ứng tăng trưởng tín dụng ở mức 15 - 16%, dự kiến tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020 sẽ chỉ ở mức 6,3 - 6,7%/năm.

Bên cạnh đó, việc tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với yêu cầu còn có ảnh hưởng trực tiếp làm thu lãi tín dụng và lợi nhuận của khối NHTMNN, từ đó làm giảm thuế nộp ngân sách, giảm thu nhập của người lao động. Theo tính toán, việc tăng trưởng tín dụng giảm so với yêu cầu ở mức 5 - 10% trong vòng 5 năm (2016 - 2020) sẽ làm giảm thu của ngân sách khoảng 1.800 - 5.000 tỉ đồng tiền thuế.

BIDV đề xuất Chính phủ chỉ đạo NHNN và Bộ Tài chính chấp thuận cho các NHTMNN được cân đối và quyết định việc sử dụng nguồn cổ tức các năm để tăng vốn cho năm sau qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tùy thuộc vào năng lực tài chính và điều kiện của NH.

Anh Vũ (Thanh niên)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem