Ngành công nghiệp tỉ đô phía sau những học sinh giỏi nhất thế giới

Khôi Nguyên (theo QZ) Thứ năm, ngày 19/01/2017 18:55 PM (GMT+7)
Đằng sau những học sinh giỏi nhất thế giới của đất nước Singapore là một ngành công nghiệp tỉ đô mà ít người ngoài cuộc biết đến.
Bình luận 0

img

Sự thật đằng sau những “thần đồng” của Singapore

Theo đánh giá mới đây nhất của PISA, Singapore là nước dẫn đầu trong mảng Toán, Khoa học và Đọc hiểu, trong khi những cường quốc như Anh hay Pháp lại đứng ở cuối bảng cùng các nước thuộc nhóm OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).

Vậy bí mật đằng sau thành công của Singapore là gì, và liệu các nước khác có nên bắt trước theo hay không ?

Chính phủ Singapore luôn đầu tư rất nhiều vào hệ thống giáo dục và giáo viên của Singapore cũng có chất lượng giảng dạy rất cao. Những phương pháp giáo dục mới với các bộ môn khoa học (STEM) đã được phát triển và áp dụng, điển hình là phương pháp “Maths Mastery” (làm chủ Toán học). Văn hóa của người Singapore luôn chú trọng rất nhiều vào thành tích học tập, và thành công trên bảng xếp hạng PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) góp phần quan trọng vào thương hiệu giáo dục của Singapore. Học giả người Singapore, ông Christopher Gee, gọi đây là “một cuộc chạy đua vũ trang của giáo dục”.  Sự canh tranh trong mảng giáo dục đã thật sự ăn vào máu của người Singapore.

Vai trò của việc dạy thêm

Những cuộc tranh luận công khai ở nước Úc để giải thích vì sao học sinh nước này không học giỏi bằng học sinh Singapore thường tập trung vào những gì đang xảy ra trong các trường học ở Singapore.

Tuy vậy, có một phần không được nhắc đến trong các báo cáo giáo dục của Singapore, đó là vai trò của việc dạy thêm và nó ảnh hưởng thế nào đến thành công của đất nước này. Sau đây là một số liệu gây bất ngờ cho không ít người.

- 60% học sinh trung học và 80% học sinh tiểu học có học thêm

- 40% học sinh mẫu giáo có học thêm

- Trung bình một học sinh mẫu giáo học thêm 2 giờ một tuần, còn học sinh tiểu học học thêm 3 giờ một tuần.

8 trong 10 học sinh tiểu học ở Singapore học thêm, dưới sự giúp đỡ của gia sư hay học thêm tại trường. Con số này cách đây 25 năm, vào năm 1992, chỉ là 30% cho học sinh trung học và 40% cho học sinh tiểu học. Số giờ học thêm chủ yếu tăng vào thời gian cuối bậc tiểu học, và học sinh đến từ gia đình trung lưu thường được học nhiều hơn những gia đình ít có điều kiện

Ảnh hưởng đến thu nhập gia đình

Dựa theo khảo sát chi tiêu hộ gia đình của Singapore, dạy thêm ở Singapore là một ngành có giá trị 1.1 tỉ đô Sing (Singapore là một nước có 5.6 triệu dân), cao gần gấp đôi các chi tiêu khác năm 2005 (650 tỉ đô Sing). 43% phụ huynh cho con đi học thêm chi từ 500 đến 1.000 đô một tháng cho con đi học, còn 16% bỏ ra tới mức 2.000 đô la.

Hãy nhìn từ khía cạnh của các hộ gia đình. Đối với những gia đình có thu nhập từ 2.000 đô đến 5.000 đô, rõ ràng kinh phí cho việc học thêm là rất lớn. Hãy tưởng tưởng một gia đình có từ 2 đến 3 con và chúng ta có thể hình dùng được sự mất căng bằng của các tâng lớp xã hội khi sự nghiệp học hành phụ thuộc quá nhiều vào việc học thêm. Một khảo sát còn cho thấy chỉ có 20% những gia đình có thu nhập ít hơn 4.000 đô có con được học thêm.

Các trung tâm gia sư

Các trung tâm gia sư và bồi dưỡng giáo dục có nhiều chất lượng khác nhau, từ những trường cộng đồng nhỏ cho đến những trung tâm có thương hiệu quốc gia được đặt ở những trung tâm mua sắm ở Singapore. Chất lượng của việc học cũng đi liền với tiền bạc. Đây là một hình thức kinh doanh, và chiến lược quảng bá của các trung tâm dạy thêm thường đánh vào nỗi sợ của phụ huynh nếu không sẵn sàng đầu tư cho việc học của con em. 

Rất nhiều phụ huynh đã than phiền về việc nhà trường dạy ngoài chương trình sách giáo khoa. Hầu hết giáo viên đều tự cho rằng các học sinh đều đi học thêm và vì vậy mà nâng cao trình độ so với sách giáo khoa. Điều này chắc chắn có ảnh hưởng không nhó đến những đứa trẻ không được đi học thêm.

Bắt đầu từ bé

Kỳ thì tốt nghiệp tiểu học của Singapore (PLSE) là một kỳ thi căng thẳng không chỉ quyết định trường trung học nào học sinh đó sẽ theo học, mà còn ảnh hưởng đến liệu học sinh đó có được vào một trường đẩy nhanh tiến độ để vào được đại học sớm. Người dân Singapore không có quyền tự động được cho con mình vào một trường trung học địa phương. Tất cả các trường đều có tính cạnh tranh và những trường tốt nhất chỉ dành cho học sinh giỏi nhất. Học sinh sẽ được chia thành 4 nhóm: những học sinh giỏi nhất sẽ được vào thẳng vào đại học qua kỳ thi A- Level, trong khi những học sinh kém hơn sẽ được xếp vào những trường “ kỹ thuật” và “luồng bình thường”  dẫn đến các trường trung cấp và cao đẳng kỹ thuật, trước khi vào đại học.

Kỳ thi PLSE này khiến các em nhỏ 11 và 12 tuổi lo lắng và căng thẳng không kém những anh chị thi Chứng chỉ tốt nghiệp trung học (HSC) hay chứng chỉ Victoria của Úc. Phụ huynh càng ngày càng mong đợi nhiều hơi từ con cái, với phần lớn họ yêu cầu con mình phải có kỹ năng đọc và toán cơ bản từ hồi tiểu học. Mặc dù những thành tích giáo dục của Singapore là rất đáng khen ngợi, vẫn còn đó những câu hỏi về vai trò của các công ty gia sư tư nhân trong việc định hình tuổi thơ của những đứa trẻ và tạo ra lo lắng cho phụ huynh.

Nhiều phụ huynh ở Singapore khi được hỏi tỏ ra buồn bực về môi trường cạnh tranh đã buộc con họ phải đi học thêm, ảnh hưởng đến thời gian dành cho gia đình và mối quan hệ gia đình, bạn bè, hay đơn giản hơn chỉ là thời gian để nghỉ ngơi. Nhiều phụ huynh cảm thấy mình thực sự không có lựa chọn nào.

Người Singapore có một từ cho căn bệnh này. “Kiasu”, dịch ra là “nỗi sợ bị thua và bỏ xa”. Những người làm giáo dục phải thật sự hiểu được sự thật đằng sau thành công của giáo dục Singapore. Bài viết này không có ý nói rằng giáo dục Singapore chỉ gặt hái nhờ việc học thêm. Hệ thống giáo dục của Singapore cũng có rất nhiều đáng khen. Tuy vậy, với việc quá nhiều học sinh phải đi làm thêm, thật khó để làm ngơ tầm quan trọng của những trung tâm gia sư.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem