Nghệ nhân
-
Cuối năm 2014, hai chị em nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Vượn và Nguyễn Thị Khướu được đưa vào danh sách phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú của Sở VHTTDL Hà Nội. Ngày 20.3, danh sách này lại tiếp tục được trình lên cơ quan cấp Bộ... Hai nữ nghệ nhân ở cảnh gần đất xa trời đã và đang mỏi mòn đợi chờ sự tôn vinh ấy bao năm nay.
-
Tại khóm 2, phường 5, TP Sóc Trăng hiện đang là nơi đặt bày một bộ rễ cây thật hoành tráng, có vòng quanh (chu vi) trên 30 mét, nặng khoảng 30 tấn.
-
Nếu “múa rối nước” là trò chơi dân gian đặc sản của Việt Nam thì thả diều, chọi diều với các loại diều không thể không là một kiểu “múa rối trên không”, trong đó phải kể đến loại diều sáo vi vu vô cùng hấp dẫn. Nhưng, ai là người đầu tiên chế ra con diều sáo?
-
Bộ VHTT&DL vừa chính thức đăng tải danh sách 736 hồ sơ xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ I - 2015 để lấy ý kiến nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Bộ (bvhttdl.gov.vn). Vậy là sau nhiều năm chờ đợi, đến nay các tỉnh đã tập hợp được danh sách nghệ nhân để đề nghị phong danh. Nhưng việc phải chờ thêm một thời gian trưng cầu ý kiến đang khiến việc phong danh thêm chậm trễ.
-
Múa rối nước là môn nghệ thuật mang đặc thù nền văn minh lúa nước đất Việt. Làng Rạch (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định) là một trong những cái nôi múa rối nước nức tiếng. Tại làng Rạch, dòng họ Phan nổi tiếng khi có nhiều thế hệ nối nghiệp loại hình nghệ thuật truyền thống này.
-
Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.
-
Năm nay ông Liễu 79 tuổi nhưng đã có 65 năm chơi các loại nhạc cụ dân tộc. Với thâm niên như vậy cộng với kho kinh nghiệm quý báu, có lẽ ông là một trong rất ít những nghệ nhân dân gian có thể chế tác nhạc cụ dân tộc theo đúng bài bản, lâm luật cổ truyền của vùng quê lúa.
-
Chỉ với bộ dùi-đục, đôi bàn tay khéo léo và bộ óc sáng tạo mà người dân xã Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) đã tạo ra một dòng đồ gỗ nổi tiếng. Sản phẩm từ làng quê này xuất khẩu đến hơn 40 nước, với doanh thu lên đến hàng trăm triệu USD mỗi năm.
-
Nhắc đến đất Mường, người ta thường nghĩ ngay tới những tiếng cồng, chiêng vang lên từ những bản Mường yên ả. Những âm thanh “binh”, “boong” vang động ấy đã có mặt từ bao đời nay trên mảnh đất này. Khi mùa Xuân đến âm thanh ấy lại cùng bà con đem niềm vui đến mọi gia đình.
-
Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, làng gốm Phù Lãng một thời nhộn nhịp trên bến dưới thuyền. Ngày nay về đây, du khách vẫn vô cùng háo hức vì được thấy lại một nét Kinh Bắc xưa qua hoạt động của làng nghề.