Các nhà khoa học thuộc Đại học khoa học Chicago (Mỹ) mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu tiết lộ lý do tại sao cô đơn làm tăng nguy cơ chết sớm.
Những người không có sự tương tác thường xuyên với những người khác tăng 14% khả năng chết sớm vì có nồng độ các tế bào máu trắng trong cơ thể thấp hơn nhiều so với những người khác. Các tế bào máu trắng là công cụ tự nhiên của cơ thể con người để chiến đấu với bệnh tật.
Nghiên cứu cho thấy sự cô đơn dẫn tạo ra tín hiệu nguy hiểm trong não, kích thích các tế bào trắng tự phá vỡ trong cơ thể, có thể dẫn đến sự sụt giảm về số lượng tế bào máu trắng. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch. Các nhà khoa học cũng khẳng định họ nghiên cứu độc lập ảnh hưởng của cô đơn đến tuổi thọ, không liên quan đến các yếu tố như trầm cảm, căng thẳng và hỗ trợ xã hội.
Đại học khoa học Chicago nghiên cứu biểu hiện gen trong bạch cầu, nơi các tế bào có vai trò bảo vệ chúng ta chống lại vi khuẩn và virus. Nghiên cứu trước đây của họ đã tìm thấy một liên kết giữa sự cô đơn và một hiện tượng có tên gọi là Ctra. Điều này xảy ra khi số lượng các gen liên quan đến viêm nhiễm tăng lên và số lượng của các gen tham gia phản kháng virus giảm xuống.
Nghiên cứu trên khỉ cho thấy rằng loài linh trưởng cô đơn có hoạt động Ctra cao hơn. Trên một cấp độ tế bào, mức độ của thần kinh truyền norepinephrine ở những con khỉ cô đơn cao hơn so với đồng loại. Norepinephrine có thể kích động các tế bào gốc trong tủy xương để sản xuất nhiều hơn một loại bào miễn dịch đặc biệt gọi là bạch cầu đơn nhân.
Các xét nghiệm đều tìm ra nồng độ cao bạch cầu đơn nhân trong mẫu máu của cả người và khỉ cô đơn. Tình trạng này làm hệ miễn dịch bị suy yếu từ từ và có thể làm tăng nguy cơ chết sớm ở con người.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.