Ngỡ ngàng ngắm "Con đường bích họa" đẹp mê mẩn ở Đan Phượng

Việt Tùng Thứ hai, ngày 30/10/2017 13:10 PM (GMT+7)
2 năm sau khi đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM), Đan Phượng (Hà Nội) đã không ngừng phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Mô hình "Đường có hoa, nhà có số, phố có tên", mô hình “Vẽ tranh đường phố bảo vệ môi trường”, “Con đường bích họa”… đang là những cách làm sáng tạo, góp phần tô đẹp thêm bức tranh cho các làng quê ở Đan Phượng.
Bình luận 0

Đó là đánh giá của bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống người dân giai đoạn 2016-2020”, tại huyện Đan Phượng sáng 27.10.

Trước đó, đoàn công tác do bà Ngô Thị Thanh Hằng dẫn đầu đã đi thăm mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao tại Hợp tác xã Đan Hoài và mô hình "Đường có hoa, nhà có số, phố có tên", mô hình “Vẽ tranh đường phố bảo vệ môi trường” ở xã Đan Phượng.

img

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình trồng lan, cây cảnh tại  HTX Đan Hoài. Ảnh: Việt Tùng

Theo báo cáo của huyện Đan Phượng, sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn NTM, Đan Phượng tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, hướng tới xây dựng mô hình NTM kiểu mẫu; đồng thời, chú trọng phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nhân dân, trong đó đẩy mạnh xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao.

img

Thăm mô hình trồng lan hồ điệp tại HTX Đan Hoài, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã biểu dương và khen ngợi cách làm sáng tạo của người dân và sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo huyện, xã trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Ảnh: Việt Tùng

Cụ thể, tính đến nay huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được 288,77ha từ đất trồng lúa màu kém hiệu quả sang trồng hoa, rau, cây ăn quả và chăn nuôi tập trung, trong đó diện tích hoa là 127,76ha, rau 56,81ha, cây ăn quả 27,62ha, chăn nuôi 8,9ha, lúa - cá 4,44ha, cây khác 63,24ha.

Huyện cũng đã phê duyệt và triển khai thực hiện 7 dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao tổng diện tích là 113,58 ha trong đó có 02 dự án chăn nuôi xa khu dân cư (35 ha) và 5 dự án trồng trọt (78,58 ha). Huyện đã hỗ trợ 10.812 triệu đồng xây dựng hạ tầng, tập huấn, mua vật tư phục vụ cho các dự án được duyệt…

img

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng cách xây dựng mô hình "Con đường hoa" hay "Con đường bích họa" ở Đan Phượng là rất sáng tạo và cần nhân rộng.

Về xây dựng NTM kiểu mẫu, huyện đã chọn các xã: Đan Phượng, Song Phượng và Liên Trung. Theo đó, các xã đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và xây dựng kế hoạch thực hiện, phấn đấu đạt chuẩn mô hình NTM vào năm 2018…

Phát biểu chỉ đạo và kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã biểu dương và đánh giá cao kết quả Đan Phượng đã đạt được trong xây dựng NTM. Thể hiện ở việc Đan Phượng đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong cách xây dựng NTM, xuất hiện nhiều điển hình điẻm như: vệ sinh môi trường xanh- sạch - đẹp, “con đường bích họa”, “đường có hoa, nhà có số, phố có tên”, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao… đã và đang mang lại hiệu quả rất khả quan, đi đúng và trúng.

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ huyện đến xã, Đan Phượng luôn tìm tòi có cách làm sáng tạo, vận dụng tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội… “Đến nay Đan Phượng vẫn xứng danh là đơn vị đứng đầu thành phố trong xây dựng NTM” – bà Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định.

img

Một con đường hoa ở xã Đan Phượng đã hoàn thành, những bức bích họa trên tường ven đường đã tạo nên một "con đường hoa" rất đẹp mắt, tạo nên cảnh quan thông thoáng cho con đường và khu phố...

"Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đang chuyển biến mạnh mẽ, huyện cần tiếp tục đẩy mạnh và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hướng đến các sản phẩm chủ lực. Tiếp tục quan tâm đến xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, thủy lợi; duy trì giữ vững các phong trào văn hóa, văn nghệ cơ sở; việc cưới, việc tang văn minh…” - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng chỉ đạo.

Bên cạnh những thế mạnh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế của huyện và đề nghị huyện tập trung khắc phục như: Nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiện xã hội, giảm hơn nữa tỷ lệ hộ nghèo. Giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí NTM ở giai đoạn 2. Tiếp tục quan tâm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường liên kết trong sản xuất, phát triển các làng nghề, gắn với bảo vệ môi trường…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh: Đời sống người dân càng nâng lên, bà con càng phấn khởi và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong xây dựng NTM. Huyện Đan Phượng cũng đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ lúa sang trồng hoa, rau an toàn, nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi xa khu dân cư… với nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng, vật tư sản xuất để hình thành các vùng sản xuất chất lượng cao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem