Khi bạn nhìn vào những tấm ảnh quen thuộc chụp các điểm du lịch khắp nơi trên thế giới như tháp Eiffel ở Pháp, đền Tajmahal ở Ấn Độ hay các Kim tự tháp kỳ vĩ ở Ai Cập, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra cảnh người chụp đứng quay mặt về phía điểm du lịch để chụp chúng.
Hình ảnh quen thuộc ở ngôi đền nổi tiếng của Ấn Độ, đền Tajmahal khi bạn đứng trước nó. Bên cạnh là hình ảnh phía sau lưng của bạn.
Vạn lý trường thành của Trung Quốc khi người cầm máy đứng ở trên và bên cạnh nó là một kho chứa đồ.
Dự án của Oliver Curtis có tên “Quay ngược lại” được thực hiện trong vòng 4 năm. Trong khi đến thăm các điểm du lịch trên khắp thế giới, nhiều người thường đứng trước cảnh đẹp và chụp chúng ở góc chụp quen thuộc, nhưng vị nhiếp ảnh gia này đã có một cách sáng tạo khác, ông đứng quay lưng lại và cho chúng ta thấy được một góc nhìn rất khác về những địa điểm đó.
Hình ảnh quen thuộc về bức tượng Chúa cứu thế ở Rio de Janeiro. Ít người biết rằng từ đây, du khách cũng có thể ngắm nhìn được những khung cảnh ngoạn mục khác.
Liệu bạn có thể nhận ra tấm ảnh bên phải là hình ảnh gần với tòa nhà trắng quen thuộc ở Mỹ?
Ý tưởng cho bộ ảnh này được xuất phát từ một lần ông đến thăm kim tự tháp Giza ở Ai Cập, sau khi nhìn ngắm sự ngoạn mục của nó, Oliver vô tình quay lại và bất ngờ trước rất nhiều những rác thải, vỏ lon, bao tải rách… Từ đó, ông lên kế hoạch cho việc thực hiện dự án “quay lưng lại”.
Sự bí ẩn của những khối đá Stonehenge (Anh) từ lâu đã thu hút khách du lịch, thế nhưng khi quay lưng lại, cảnh quan xung quanh lại chẳng có gì làm bạn bất ngờ.
Hình ảnh phía sau quảng trường đỏ ở Nga.
Một góc nhìn khác ở Vatican.
“Quay ngược lại” sẽ được Dewi Lewis công bố vào cuối năm nay. Một cuộc triển lãm cũng sẽ được hội Địa lý Hoàng gia tại London tổ chức từ ngày 19.9 đến 14.10.
Minh Hải (Dân trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.