Nhưng nó cũng đã đưa lại cho Israel cơ hội để thể hiện thiện chí và nỗ lực hàn gắn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ khi đề nghị được tham gia cứu hộ và khắc phục hậu quả thiên tai ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vì quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã xấu đi rất đáng kể trong thời gian gần đây nên đề nghị của Israel được coi là một biểu hiện của cái gọi là "Ngoại giao động đất". Thế giới đã được chứng kiến nhiều lần hình thức ngoại giao này như giữa Mỹ và Iran, Pakistan và Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan...
Đương nhiên, mọi sự trợ giúp nhằm cứu hộ và khắc phục thiên tai đều quý báu và cần thiết, nhưng chấp nhận sự trợ giúp từ bên ngoài hay không lại thường là quyết định chính trị rất nhạy cảm về đối nội. Cho nên không phải lần nào và chính phủ nào cũng chấp nhận sự giúp đỡ ấy. Dù được chấp nhận hay không chấp nhận thì tác động chính trị và ý nghĩa của hình thức ngoại giao này đều rất đáng kể.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận sự giúp đỡ của một số đối tác như Iran hay Pakistan, nhưng khó có thể có thái độ như thế đối với đề nghị của Israel và vì không chấp nhận đề nghị giúp đỡ của Israel nên cũng lại không thể chấp nhận đề nghị giúp đỡ của Mỹ và EU.
Có thể thấy qua đó chủ ý kiên định của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ là tiếp tục điều chỉnh rất cơ bản chính sách đối với Israel và EU, chưa sẵn sàng sớm bình thường hoá trở lại quan hệ với hai đối tác này. Nhưng đồng thời cũng có thể thấy chủ ý của Israel không leo thang căng thẳng mà chủ động hoà dịu với Thổ Nhĩ Kỳ.
Huệ Như
Vui lòng nhập nội dung bình luận.