Người đàn ông khiến Chân Tử Đan, Ngô Kinh sợ một phép

Thứ năm, ngày 08/12/2016 16:24 PM (GMT+7)
Người này nhận được sự nể phục của hầu hết các võ sư, võ sĩ và nhiều người dân.
Bình luận 0

Ông cũng là người khiến những Lý Liên Kiệt, Chung Tử Đơn, Ngô Kinh... sợ hãi một phép. Đó chính là võ sư Ngô Bân, người có những đóng góp to lớn cho võ học Trung Quốc và thế giới. Ông cũng là người đã dạy võ cho tất cả các nhân vật thành danh trên.

img

Chân dung võ sư Ngô Bân thời điểm hiện tại.

Cha đẻ của Wushu hiện đại

Ngô Bân sinh năm 1937 tại Hồ Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.  Không như nhiều cao thủ khác, đến trước năm 19 tuổi ông vẫn chưa biết đến võ thuật là gì mà theo đuổi lĩnh vực sở trường là thể thao.

Ngô Bân có sự linh hoạt, dẻo dai cùng đầu óc cực kỳ thông minh nên tất cả các môn như bơi, bóng rổ, bóng đá, đến cả cử tạ cũng đều đạt được thành tích cao.

Năm 1958, ông vào Học viện thể thao Bắc Kinh và chơi môn cử tạ. Tuy nhiên, điều không may xảy đến chỉ sau đó một năm khi một chấn thương thắt lưng đã khiến sự nghiệp này kết thúc.

Trong thời gian ở đó, Ngô Bân đã học Wushu và sau khi rời bỏ môn cử tạ ông quyết tâm theo con đường võ thuật chuyên nghiệp.

Năm 1963, sau khi tốt nghiệp Học viện thể dục Bắc Kinh, Ngô Bân chuyển sang làm giảng viên cho trường đào tạo võ thuật nghiệp dư Bắc Kinh.

Năm 1965, ông được bầu lên làm Tổng thư ký Hiệp hội Wushu Bắc Kinh. Trong cuộc “cách mạng văn hóa” lúc bấy giờ, có hơn 30 người vẫn kiên trì theo đuổi võ thuật, tiêu biểu có Ngô Bân, Lý Bỉnh Từ, Huệ Phong, Lưu Hồng Trì, Ích Dân, Triệu Huệ Minh,...

Những người này sau này đều trở thành những lực lượng nòng cốt trong việc truyền bá võ thuật của Trung Quốc.

Với vai trò của mình, võ sư Ngô Bân đã có rất nhiều những đóng góp cho lĩnh vực võ thuật của Trung Quốc. Ông được xếp vào 1 trong 4 người đã tạo nên Wushu hiện đại và người cần mẫn định hình tương lai môn võ này sau 40 năm. Không ít người còn gọi Ngô Bân là "cha đẻ của Wushu hiện đại".

Góp công lớn nhất đưa Taolu phát triển trên toàn Thế giới

Trong Wushu được chia ra làm 2 trường phái chính đó là Wushu Taolu (thiên về quyền pháp, bài bản độ mềm dẻo của cơ thể) và Wushu Sanshou (tán thủ) – thiên về sức mạnh đòn, tổ hợp đòn thực chiến.

Ngô Bân từng có một chấn thương thắt lưng thời còn chơi ở môn cử tạ nên ông chọn Taolu là hướng phát triển chính cho mình. Môn võ này đề cao sự dẻo dai, không quá chú trọng về sức mạnh mà chủ yếu sử dụng kĩ thuật. Taolu có sự kết hợp của những nguyên tắc và triết lí nhất định. Điều đó được thể hiện nhiều trong cả cách phòng thủ lẫn tấn công.

Nó gồm các kĩ thuật tay, chân, nhảy, quét, sự linh hoạt của bàn chân, ném, giữ, quật. Tất cả các động tác đó đều được tuân theo một trật tự chiến thuật biến hóa dựa trên tốc độ, sức mạnh cùng khả năng chịu đựng của võ sĩ.

Taolu có nội dung cực phong phú và đa dạng, gồm tay không và biểu diễn với vũ khí.Mỗi hình thức thể hiện đều theo độ khó tăng dần của động tác, nó đòi hỏi sự vận động như những bước cơ bản của võ học truyền thống Trung Hoa, nhất là với đòn đá, đấm. Bên canh đó, Taolu còn sử dụng các kỹ thuật đến từ các môn võ khác như quyền Anh, đấu vật,...

Xuất thân từ dân thể thao nên Ngô Bân luôn ra đòn cực kì dứt khoát, chứa đựng sức mạnh.

Những đòn đấm thẳng, đấm vòng và xúc của ông bao giờ cũng được tung ra nhanh và hiểm hóc kèm theo lực tay rất khó lường.

Sở hữu một thân tuyệt kĩ như vậy nên không lạ kì gì việc Ngô Bân có những học trò cực kì giỏi giang, là cao thủ Taolu hàng đầu Trung Quốc.

Năm 1975 – 1985, ông đại diện cho Hiệp hội Wushu Bắc Kinh với tư cách là huấn luyện viên trưởng mang học viên đi thi cuộc thi Wushu quốc gia mang về 40 huy chương vàng đồng đội và cá nhân.

img

Ngô Bân (áo trắng, giữa) biểu diễn Taolu cùng các học trò. Bên phải là Ngô Kinh.

Ông có rất đông học trò và luôn dạy dỗ chúng qua 3 tiêu chí lớn: Khổ luyện, thông minh và tinh nhuệ. Theo Ngô Bân, đó chính là 3 điểm cốt lõi mà người học võ nào cũng cần hiểu, buộc phải có.

Ngô Bân không chỉ nổi tiếng là người giỏi võ thuật, góp phần không nhỏ mang Wushu trở nên phổ biến toàn thế giới mà ông còn có một biệt tài chọn đệ tử.

Có những câu chuyện kể lại rằng, khi Lý Liên Kiệt bị mẹ không cho đi học võ nữa. Ông đã kiên trì đến nhà cậu bé thuyết phục “hết nước hết cái”, kiên trì qua nhiều ngày.

Cậu bé họ Lý đó chính là người Ngô Bân đặc biệt tuyển chọn và đào tạo trong hơn 1000 người ứng tuyển vào Shichahai năm xưa.

img

Lý Liên Kiệt được xem là cao thủ Taolu hàng đầu Thế giới

Rồi đến Ngô Kinh, anh có tố chất nhưng ngón tay thiếu nửa ngón. Nếu không có con mắt tinh đời, sự tin tưởng hết mình và cố công đào tạo chắc chắn võ thuật Trung Quốc chẳng thể có được một cao thủ Taolu đẳng cấp đến như vậy.

Taolu ngày nay đang phát triển rộng khắp và mạnh mẽ trên toàn thế giới, trở thành một nội dung thi đấu trong các đại hội thể thao như SEA Games, Asiad hay Olympic. Trong sự phát triển đó, Ngô Bân là một trong những người góp công lớn nhất.

Màn biểu diễn đỉnh cao của Chân Tử Đan và Ngô Kinh - 2 học trò xuất sắc của võ sư Ngô Vân:

Trần Tuấn (Tổng hợp) (Dân Việt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem