Walubara đã từ bỏ quyền công dân Úc, thành lập quốc gia riêng từ năm 2014.
Theo New York Times, Murrumu of Walubara coi rạn san hô trên là một phần của vùng lãnh thổ Yidinji do mình lập nên, có diện tích 9.000km2 ở phía đông bắc Úc.
5 năm trước, Walubara nhận ra mình là người bản địa không được hiến pháp Australia công nhận. Walubara liền bỏ việc, bỏ quốc tịch Úc, bỏ cả tên cũ Jeremy Geia. Walubara nộp lại hộ chiếu, bảo hiểm, giấy phép lái xe và các giấy tờ liên quan khác, hủy thẻ ngân hàng.
Sau 5 năm đơn phương tuyên bố chủ quyền lãnh thổ Yidinji, Walubara đang gây sức ép buộc các lãnh đạo Úc ký thỏa thuận công nhận lãnh thổ Yidinji. Vùng lãnh thổ này hiện có nội các gồm 10 bộ trưởng và gần 100 công dân, chủ yếu là người có cả hai quốc tịch Úc và Yidinji.
Walubara với giấy tờ tùy thân của vùng lãnh thổ Yidinji.
Động thái của Walubara càng gây sức ép lên chính quyền Úc khi quốc gia này chưa từng công nhận người bản địa trong Hiến pháp.
Walubara nói chính phủ Úc cần phải có trách nhiệm xoa dịu nỗi đau mà nhiều thế hệ người bản địa ở lục địa này phải chịu đựng. Họ được cho là những người sinh sống ở lục địa Úc từ 65.000 năm trước, cho tới khi bị người Anh xua đuổi và tàn sát vào cuối những năm 1700.
“Chúng tôi sẽ không đi đâu cả, đây là lãnh thổ của chúng tôi”, Walubara nói. Tất cả những gì Walubara và các cộng sự mong muốn là được chính phủ Úc công nhận. “Việc này chỉ đơn giản như ký giấy tờ, mang ý nghĩa tượng trưng”.
Walubara thảo luận cùng các bộ trưởng của vùng lãnh thổ Yidinji.
Các bộ trưởng của vùng lãnh thổ Yidinji cho rằng khi ký vào Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của Người bản địa, chính phủ Úc đã cam kết cho phép họ quyền tự trị.
Chính phủ Úc hiện chưa lên tiếng sau 5 năm Walubara lập quốc gia riêng. Nhiều người nhận định chính phủ Úc đơn giản là sẽ cố tình trì hoãn và không đàm phán về vấn đề này trong tương lai gần.
Walubara và con trai.
Đối với Walubara, chặng đường phía trước còn dài và nhiều chông gai, nhưng ông tin rằng sẽ có thỏa thuận được ký kết khi mình còn sống. “Hòa bình luôn là con đường đúng đắn nhất, dù nó có xa xôi nhất”.
Một người đàn ông sống ở hòn đảo Guernsey, thuộc địa của Hoàng gia Anh, tuyên bố mình có quyền lập quốc gia riêng và...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.