Người dân "thắt lưng buộc bụng" mà vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Thuỳ Dương Thứ tư, ngày 29/05/2024 10:31 AM (GMT+7)
Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh cho người chịu thuế thu nhập cá nhân duy trì 5 năm, không được điều chỉnh đã quá lạc hâu, Đại biểu Quốc hội đề nghị sớm sửa đổi Thuế thu nhập cá nhân ngay trong cuối năm 2024, để áp dụng cho năm 2025 không chờ đến năm 2026.
Bình luận 0

Sáng 29/5 tại Hội trường, Quốc hội tiếp tục thảo luận về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024, Đại biểu Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) cho rằng: mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng thực tế cuộc sống.

5 năm mức giảm trừ gia cảnh không sửa, không phản ánh đúng thực tế

Sáng 29/5, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) nhấn mạnh về sự cần thiết trong việc sớm thay đổi mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

Người dân "thắt lưng buộc bụng" mà vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân- Ảnh 1.

Đại biểu Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) (Ảnh: Quochoi.vn).

Đại biểu Thuỷ cho biết, theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, đối với mỗi một người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Theo bà Thuỷ, cử tri cho rằng mức giảm trừ gia cảnh, nhất là mức giảm trừ với người phụ thuộc (4,4 triệu đồng/tháng) là quá lạc hậu và cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm, mà không nên chờ đến 2 năm (2026) mới được thông qua như đề xuất.

Đại biểu đoạn Bắc Kạn nếu 4 lý do cho đề xuất này. Thứ nhất, theo nữ đại biểu này, mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc (4,4 triệu đồng/tháng) thực sự không còn phù hợp với tình hình hiện nay, nhất là ở những thành phố lớn đang gây thiệt thòi cho những người nộp thuế. Bên cạnh đó, mức giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng cũng đã được duy trì từ năm 2020, trong khi 5 năm vừa qua, giá rất nhiều mặt hàng hàng hoá dịch vụ thiết yếu đều tăng. Thậm chí có những hàng hoá dịch vụ thiết yếu có giá tăng nhanh hơn cả tăng thu nhập. Đại biểu Thuỷ, dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, giá hàng hoá so với năm 2020, giá dịch vụ giáo dục tăng 17%, giá lương thực tăng 27%, đặc biệt giá xăng tăng hơn 100%…

"Nhiều cử tri chia sẻ nêu như, gia đình có con nhỏ phải thuê người trông, riêng tiền lương trả cho người trông trẻ cũng đã không dưới 5 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản chi phí cho trẻ. Nếu như gia đình có con cái đi học, chi phí học hành chiếm phần lớn cơ cấu chi tiêu của các gia đình. Nếu gia đình có cha mẹ già là người phụ thuộc, không chỉ là tiền ăn uống sinh hoạt, mà còn là các chi phí y tế, thuốc men", đại biểu Thuỷ cho biết.

Do vậy mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay chưa thực sự phản ánh đúng mức chi tiêu căn bản của gia đình, cá nhân cũng như phản ánh cuộc sống thực tế hiện nay. Vì vậy nếu phải chờ 2 năm nữa mới được thông qua (khi Luật Thuế thu nhập cá nhân được thông qua) sẽ có rất nhiều người dân phải thắt lưng buộc bụng song vẫn phải thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Thứ 2 là sự bất hợp lý trong việc tính theo giỏ hàng hoá CPI. Theo quy định Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chỉ số CPI biến động trên 20% thì Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều trình mức giảm trừ gia cảnh. Tại buổi Họp báo thường kỳ tháng 3 vừa qua, đại diện Bộ Tài chính cho biết chưa đề xuất mức giảm trừ gia cảnh bởi biến động CPI chưa đến 20%.

Song nhiều chuyên gia và các cử tri cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành lấy tiêu chí biến động CPI trên 20%, tức là dự trên giỏ hàng hoá gồm 750 mặt hàng là bất hợp lý. Trong khi đó các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của người dân chỉ khoảng trên 20 mặt hàng. Nếu phải chờ tính mức trung bình mức giá của 750 mặt hàng sẽ phải rất lâu mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh, thậm chí 6-7 năm.

"Khoảng thời gian 6,7 năm là quá dài, nó không phản ánh đúng kịp thời những biến động trong chi tiêu của người dân và các hộ gia đình, do vậy sẽ gây thiệt thòi cho người dân", đại biểu đoàn Bắc Kạn cho biết.

Thứ 3, theo bà Thuỷ quy định mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phù hợp điều kiện của một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như ở nước ta. Bởi vì là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, nên phần lớn thu nhập của người dân sẽ dành cho hàng hoá dịch vụ thiết yếu. Ví dụ thu nhập 10 triệu đồng/tháng, chi cho hàng hoá dịch vụ thiết yếu phải mất đến 70%.

"Theo khảo sát các chuyên gia của Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, đối với những quốc gia có thu nhập cao, ví dụ khoảng 100 triệu đồng/tháng thì chi cho dịch vụ hàng hoá thiết yếu cũng chỉ chiếm 30-40%. Do đó mức giảm trừ gia cảnh hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến chi cho nhu cầu thiết yếu của người dân", bà Thuỷ nói.

Cuối cùng, nếu lương tăng song thuế thu nhập và mức giảm trừ gia cảnh không được điều chỉnh sẽ dẫn đến bất cập.

Theo bà Thuỷ, kế hoạch từ ngày 1/7 tới đây sẽ thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến mức lương bình quân của cán bộ công chức, viên chức sẽ tăng khá nhiều. Tuy nhiên, khi lương tăng mà mức thuế thu nhập cá nhân và giảm trừ gia cảnh chưa được điều chỉnh kịp thời sẽ gây âu lo cho người lao động, bởi lương tăng đồng nghĩa với việc thu nhập tính thuế sẽ tăng. Chính vì vậy nếu không điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương

"Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi kiến nghị Chính phủ sớm trình Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 năm nay, và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025", bà Thuỷ đề xuất.

Người thu nhập thấp đang thuộc diện chịu thuế cao hơn

Hiện, mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và giảm trừ mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức giảm trừ gia cảnh này không phân biệt vùng miền, ngành nghề, lĩnh vực. Điều này khiến bộ phận người lao động tại khu vực đô thị, thành phố lớn - nơi có mức tiêu dùng cao, nằm trong diện chịu thuế lớn.

Hiện, thuế thu nhập cá nhân bao gồm 7 bậc tính thuế. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các bậc chịu thuế quá cận nhau, điều này khiến người có thu nhập thuộc diện chịu thuế bậc 2, chỉ cần tăng nhẹ số thu nhập/tháng, sẽ phải chịu mức thuế bậc 3 và bậc 4. Trong khi đó, thuế suất các bậc này đều chênh nhau hơn 5%.

Đối với bậc 3, thu nhập tính thuế 10-18 triệu đồng, chịu thuế suất 15%. Tuy nhiên, đến bậc 4, thu nhập tính thuế 18 đến 32 triệu đồng/tháng sẽ chịu mức thuế suất 20%. Nếu trường hợp thu nhập tính thuế của người chịu thuế bậc 3 lên 19 triệu đồng/tháng, người chịu thuế sẽ bị tính mức thuế bậc 4, tăng thêm 5% mức thuế suất.

Bên cạnh đó, quy định biểu thuế lũy tiến quá dày từ ở các bậc 2-4. Bậc 2, thu nhập tính thuế từ 5-10 triệu đồng/tháng, khoảng cách tính thuế chênh 5 triệu đồng/người. Bậc 3, thu nhập tính thuế là 10-18 triệu đồng/tháng, khoảng cách tính thuế 8 triệu đồng. Bậc 4, thu nhập tính thuế là 18-32 triệu đồng/tháng, khoảng cách tính thuế 14 triệu đồng/tháng. Các bậc 5, khoảnh cách tính thuế là 20 triệu đồng; thu nhập tính thuế từ 32-52 triệu đồng/tháng. Bậc 6, khoảng cách tính thuế tr

ong bậc là 32 triệu đồng.

Khoảng cách chênh tính thuế trong các bậc 1-2 và 3 nhỏ, nên số đối tượng chịu thuế chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt, người chịu thuế bậc 1, bậc 2 có thể sẽ phải chịu mức thuế bậc 3, bậc 4 nếu tổng thu nhập giữa các tháng tăng nhẹ.

Trong khi đó, đối với những đối tượng có mức thu nhập cao bậc 4, 5 và 6, khoảng chênh lệch tính thuế trong các bậc từ 14 triệu đến 32 triệu đồng. Đơn cử như trường hợp người bị tính thuế thu nhập bậc 5, dù có gia tăng thêm 10 triệu đồng/tháng, nhưng vẫn chỉ chịu mức thuế suất bậc 5.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem