Người dân Thủ đô nói gì về việc làm đường dành riêng cho xe đạp?

Hiếu Đam Thứ ba, ngày 30/01/2024 14:48 PM (GMT+7)
Nhiều người dân tại Hà Nội cho rằng, việc làm đường dành riêng cho xe đạp là phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông. Thế nhưng cũng có ý kiến bày tỏ lo lắng khi hệ thống giao thông chưa đồng bộ, người dân không mặn mà khi sử dụng xe đạp.
Bình luận 0

UBND thành phố Hà Nội đồng ý giao Sở GTVT Hà Nội chủ trì triển khai làn đường dành cho xe đạp đầu tiên trên địa bàn thành phố.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đồng ý giao Sở GTVT Hà Nội chủ trì triển khai làn đường dành cho xe đạp đầu tiên trên địa bàn thành phố.

Tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy được chọn để triển khai và dự kiến hoàn thành trước dịp Tết Giáp Thìn. 

Trong thời gian tổ chức thí điểm, Sở GTVT chủ động tiến hành đánh giá, phân tích kỹ tồn tại, bất cập của phương án và điều chỉnh cho phù hợp (nếu cần), đảm bảo giao thông ổn định, thuận tiện, hạn chế ùn tắc giao thông.

Người dân Thủ đô nói gì về việc làm đường dành riêng cho xe đạp?- Ảnh 1.

Tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy được chọn để triển khai và dự kiến hoàn thành trước dịp Tết Giáp Thìn.

Theo đó, dự kiến ngày 1/2 tuyến đường sẽ đi vào hoạt động, trở thành đường dành riêng cho xe đạp đầu tiên ở Hà Nội. Tuyến này có thể kết nối với ga Láng của đường sắt Cát Linh - Hà Đông và ga số 8 của metro Nhổn - ga Hà Nội.

Dọc tuyến có 6 trạm xe đạp công cộng, trong đó có trạm trước cổng Đại học Giao thông Vận tải và trạm tại ga Láng. Đơn vị vận hành dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng cho biết sẽ bổ sung khoảng 100 xe đạp thường và xe trợ điện để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Theo tìm hiểu, đoạn đường này, trước đây là đường ven sông Tô Lịch được đầu tư gần 65 tỷ đồng, đưa vào sử dụng từ tháng 3/2019. Ban đầu đường được sử dụng cho người dân tản bộ, tập thể dục. Sau gần 4 năm, đường đã xuống cấp, trở thành nơi đổ rác thải. Tuyến đường cũng thường xuyên bị chia cắt, rào chắn khi thi công dự án nước thải Yên Xá.

Người dân Thủ đô nói gì về việc làm đường dành riêng cho xe đạp?- Ảnh 2.

Khu vực hướng về Ngã Tư Sơ cũng đã được kẻ vạch, dọn sạch rác. Với đề xuất mới, Hà Nội dự kiến chuyển tuyến từ dành cho người đi bộ thành cho xe đạp và đi bộ. Đường cho xe đạp đi hai chiều, rộng 3m, nằm sát bờ sông. Đường cho người đi bộ rộng 1m.

Liên quan đến vấn đề này, nhiều người dân đồng tình ủng hộ, chờ đợi dự án đi vào hoạt động.

Anh Nguyễn Trường Linh (Ba Đình, Hà Nội) cho rằng khi xây dựng làn đường riêng cho xe đạp sẽ động viên mọi người lựa chọn hình thức giao thông thân thiện với môi trường, đồng thời giảm áp lực cho các đường chính.

Người dân Thủ đô nói gì về việc làm đường dành riêng cho xe đạp?- Ảnh 3.

Nhiều công nhân gấp rút hoàn thành nên để tiến hành lắp các trạm xe đạp công cộng.

“Hiện nay, việc di chuyển bằng xe đạp là một xu hướng giao thông văn minh, bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khỏe. Tôi thấy nhiều người bắt đầu lựa chọn xe đạp làm phương tiện dù họ có điều kiện.

Cá nhân tôi thấy đây là một đề xuất hợp lý. Thực tế, người đi xe đạp tốc độ sẽ không bằng người chạy xe máy nên cần có một làn đường riêng để thuận tiện lưu thông, đảm bảo an toàn", anh Linh nói.

Người dân Thủ đô nói gì về việc làm đường dành riêng cho xe đạp?- Ảnh 4.

Thế nhưng, cũng có nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng, bởi trước đây, khu vực này làm làn đường dành cho người đi bộ nhưng sau đó không phát huy hiệu quả, nhiều người đổ rác thải khiến khu vực này nhếch nhác.

Như dự kiến, xung quanh khu vực này sẽ bố trí nhiều trạm xe đạp công cộng nên được người tham gia giao thông đánh giá cao.

"Tôi ủng hộ có làn đường riêng để tập thể dục an toàn, vừa di chuyển thuận lợi. Bên cạnh đó, tuyến đường này có thể kết nối với ga Láng của đường sắt Cát Linh - Hà Đông và ga số 8 của metro Nhổn - ga Hà Nội, thế nên sẽ đồng bộ giao thông, người dân sẽ lựa chọn phương tiện công cộng nhiều hơn", anh Hoàng Mai Anh (Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ.

"Tôi ủng hộ điều này nhưng cần xem xét và có hướng xử lý phù hợp. Hiện tại làn đường cho người đi xe đạp đã có ở nhiều quốc gia và phát huy tác dụng nhất định. Tuy nhiên, cần phải làm đồng bộ và phải có giải pháp làm sao để người tham gia xe máy, không lấn chiếm, trở nên hỗn loạn mới là điều cần được quan tâm", ông Hoàng Nguyễn (Thanh Xuân, Hà Nội) nói.

Thế nhưng, cũng có nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng, bởi trước đây, khu vực này làm làn đường dành cho người đi bộ nhưng sau đó không phát huy hiệu quả, nhiều người đổ rác thải khiến khu vực này nhếch nhác.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem