Người nuôi cá bỏ ao đi trồng màu

Phi Yến Chủ nhật, ngày 04/09/2016 13:20 PM (GMT+7)
Theo khảo sát của NTNN, hiện giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Cụ thể, tại nhiều tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre… giá cá tra nguyên liệu loại thịt trắng đang ở mức 17.500 – 19.000 đồng/kg, giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Thậm chí đối với cá tra nguyên liệu quá lứa, thương lái thu mua tại hầm chỉ còn 16.000 - 16.500 đồng/kg...
Bình luận 0

Cụ thể, tại nhiều tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre… giá cá tra nguyên liệu loại thịt trắng đang ở mức 17.500 – 19.000 đồng/kg, giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Thậm chí đối với cá tra nguyên liệu quá lứa, thương lái thu mua tại hầm chỉ còn 16.000 - 16.500 đồng/kg...

img

Nhiều nông dân tại thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đang cầm cự với con cá tra.  Ảnh: K.H

Nhiều năm gắn bó với nghề nuôi cá tra, thế nhưng giờ đây, ông Nguyễn Hữu Nguyên (ngụ huyện Châu Phú, An Giang) không mấy tha thiết với con cá này nữa. Ông Nguyên cho biết, dù giá cá tụt xuống mức đáy nhưng không nhiều người mua khiến cá quá lứa xuất khẩu.

Ông Nguyên kể, cả tháng qua, trong vùng chỉ có 2 hộ bán được cá nhưng với giá chỉ 17.000 – 18.000 đồng/kg đối với cá có cỡ 1,2 – 1,3kg/con. Trong khi đó, giá thành nuôi cá hiện nay đã là 20.000 – 21.000 đồng/kg đối với những hộ kiểm soát tốt giá đầu vào. “Với mức giá này, hộ nuôi đã lỗ 2.000 – 3.000 đồng/kg, nhưng dù sao thì bán được cá vẫn tốt hơn, vì giúp cắt lỗ. Nếu không bán được phải giam cá lại trong ao, vừa tốn thức ăn vừa hao hụt” - ông Nguyên cho biết.

Trong khi đó, nhiều hộ nuôi cá ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang… đã phải bỏ nghề hoặc bán đất, bán ao để trả nợ vì con cá tra. Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) có ao nuôi rộng hơn 2.000m2, sản lượng cá có thể đạt 70 – 80 tấn cá. Bà Hồng cho biết, nuôi được ra đàn cá thương phẩm đã khó, bán cá sao cho thu hồi được vốn càng khó hơn khi giá cá cứ ngày càng giảm. Do đó, gia đình bà Hồng đã tính tới chuyện bỏ nghề, chuyển sang trồng màu.

Bà Hồng cũng cho biết, có 60 – 70% số hộ dân nuôi cá tra trong vùng đã phải treo ao vì thua lỗ. “Cá tra bây giờ không còn là niềm vui, niềm tự hào của nông dân ĐBSCL như mười mấy năm trước đây nữa, thay vào đó, nói tới cá tra là nói tới thua lỗ, nợ nần, nghèo khó… nên không có ai vui vẻ gì” - bà Hồng than thở.

Còn theo Bộ NNPTNT, tính đến cuối tháng 7, diện tích nuôi mới cá tra ở ĐBSCL chỉ đạt hơn 1.700ha, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2015, diện tích thu hoạch đạt hơn 1.800ha, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2015. Việc giá cá liên tục giảm không đã không hấp dẫn người nuôi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem