Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19

Thứ hai, ngày 07/06/2021 08:12 AM (GMT+7)
Người Sherpa nổi tiếng trong cộng đồng leo núi về kinh nghiệm chinh phục những đỉnh núi cao nhất . Họ vẫn giữ tục lệ đa phu và đang cố gắng vượt qua thách thức Covid-19 được ví như "ngọn núi khó nhất mà người Sherpa phải leo”.
Bình luận 0
Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19 - Ảnh 1.

Người Sherpa gọi núi Everest cao nhất thế giới (8.849m) là đỉnh Chomolungma và tôn vinh đó là "Mẹ của Thế giới". (Ảnh: AP)

Kiếm sống bằng leo núi nhưng người Sherpa luôn tránh "chọc giận Thần linh"

Người Sherpa là một trong những nhóm dân tộc Tây Tạng, hầu hết sống ở những vùng núi cao nhất phía Đông Nepal.

Có khoảng gần 500.000 nghìn người Sherpa (con số năm 2011) sống ở Nepal, chủ yếu tại vùng ngoại vi dãy núi Himalaya thuộc huyện Solokhumbu của tỉnh Số 1, nơi có Tengboche là làng Sherpa cổ lâu đời nhất ở Nepal.

Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19 - Ảnh 2.

Người Sherpa nổi tiếng trong cộng đồng leo núi Nepal và quốc tế về khả năng mang vác những khối đồ đạc khổng lồ, cùng kinh nghiệm chinh phục những đỉnh núi cao nhất. (Ảnh: CNN)

Khả năng leo núi kỳ diệu của người Sherpa, theo suy đoán của giới chuyên môn, có thể một phần nhờ kết quả của sự thích nghi di truyền với cuộc sống ở độ cao lớn, không khí rất loãng. Trong đó bao gồm cả khả năng liên kết hemoglobin duy nhất và sản sinh gấp đôi nitric oxide.

Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19 - Ảnh 3.

Người Sherpa có vai trò quan trọng với các nhà thám hiểm Himalaya và giới leo núi. (Ảnh: CNN)

Nhiều người Sherpa được thuê làm dịch vụ khuân vác hành lý cho những người leo núi lên đỉnh Everest. Mặc dù phải chấp nhận leo núi như một nghề kiếm sống, nhưng người Sherpa không cố mở rộng quy mô các ngọn núi có thể leo lên, với đức tin đó là "Nhà của Thần linh" mà họ rất tôn trọng.

Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19 - Ảnh 4.

Nhiều người Sherpa cố gắng kiếm tiền để có thể gửi con cái tới những trường học tốt bao gồm cả ở Thủ đô Kathmandu, với hy vọng thể hệ sau sẽ có tương lai hơn. (Ảnh: sherpa-schule-bamti.de)

Văn hóa Sherpa dựa trên hệ thống thị tộc (gọi là "Ru"). Di sản của người Sherpa được xác định thông qua dòng dõi. Tất cả người Sherpa đều thuộc 1 trong 18 thị tộc và mang tên thị tộc của mình. Người Sherpa thành lập các Gompa (như kiểu phòng cầu nguyện chung) để thực hành các nghi thức tôn giáo theo truyền thống.

Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19 - Ảnh 5.

Người Sherpa thường cố gắng ngăn chặn những hành vi gây ô nhiễm môi trường hoặc "xúc phạm" như giết động vật và thậm chí cả đốt rác - những điều họ sợ rằng sẽ "chọc giận" Thần linh. (Trong hình là hoạt động dọn rác của các nhà leo núi Everest). (Ảnh: altitudehimalaya)

Người Sherpa cho phép chế độ đa phu và đánh giá cao phụ nữ có nhiều chồng

Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19 - Ảnh 6.

Một gia đình đa phu ở làng Kimathanka, huyện Sankhuwasabha cũng thuộc tỉnh Số 1 ở miền Đông Nepal. (Ảnh: shingsa.wordpress)

Quá trình kết hôn của người Sherpa thường kéo dài có thể tới vài năm. Cụ thể là sau khi hứa hôn chàng trai có quyền sống với vợ chưa cưới tại nhà gái lâu tới vài năm. Trong thời gian này quan hệ giữa cặp đôi có thể bị cắt đứt nếu thấy không hợp. Còn nếu ổn thỏa thì nhà trai và nhà gái sẽ gặp gỡ để bàn về hôn nhân, nhưng thời gian chờ đợi tới đám cưới có thể lại kéo dài thêm vài tháng hoặc thậm chí vài năm nữa.

Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19 - Ảnh 7.

Hầu hết hôn nhân của người Sherpa ngày nay là một vợ một chồng, do thế hệ trẻ không muốn "chia sẻ" vợ mình với người khác. (Ảnh: CNN)

Người con trai sau khi cưới vợ có thể sẽ được cộng đồng Sherpa dựng cho một ngôi nhà mới, rồi còn được hàng xóm thường xuyên giúp đỡ bằng cách chia sẻ đồ ăn thức uống, công lao động…Chàng trai chỉ trở về thăm nhà cha mẹ đẻ sau khi vợ sinh con đầu lòng.

Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19 - Ảnh 8.

(13: Khẳ năng mang vác nặng, đi bộ đường dài và leo núi xem ra đã được trẻ em Sherpa luyện tập từ bé. (Ảnh: Pinterest)

Chế độ đa phu vẫn được cho phép với người Sherpa, thậm chí người phụ nữ lấy nhiều chồng còn được đánh giá là có uy tín. Trường hợp thường xảy ra là anh em trong một nhà cùng kết hôn với một người phụ nữ, tuy nhiên ly hôn hiện nay xảy ra không ít.

Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19 - Ảnh 9.

Vũ điệu "Cham" sôi động và nổi tiếng nhất là do các vũ công phục sức sặc sỡ, đeo mặt nạ trình diễn tại tu viện Tengboche, trên nền nhạc được các nhà sư chơi bằng các nhạc cụ truyền thống Tây Tạng, với nội dung hướng dẫn "karuṇā" (lòng từ bi) với chúng sinh…(Ảnh: Alamy)

Sống và làm việc trên đỉnh núi cao trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không khí loãng như vậy, nhưng người Sherpa rất cởi mở, mến khách, vui vẻ đón tiếp khách tới nhà ăn uống và nhiệt tình tham gia các lễ hội.

Trong số các lễ hội lớn của người Sherpa nổi bật nhất là lễ đón năm mới Losar và lễ hội Mani Rimdu.

Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19 - Ảnh 10.

Nhà quản lý leo núi và thám hiểm Tashi Lakpa Sherpa đứng giữa cảnh vắng lặng tại khu trại căn cứ trên núi Everest hôm 1/5/2021. Ông cho biết, đợt Covid-19 vừa bùng phát trên đỉnh Everest khiến hàng chục người leo núi phải sơ tán bằng trực thăng, nên kế hoạch mùa leo núi năm nay phải thay đổi. (Ảnh: Time)

Lễ hội Losar diễn ra vào cuối tháng 2 trùng với thời điểm bắt đầu năm mới theo lịch Tây Tạng, kéo dài 15 ngày với rất nhiều tiệc tùng, âm nhạc và nhảy múa.

Các vũ điệu truyền thống trong những nghi thức tôn giáo của người Tây Tạng (được gọi là "Cham") cũng được trình diễn tại các lễ hội Mani Rimdu của người Sherpa. "Cham" được coi là hình thức thiền định và cúng dường cho các vị Thần.

Người Sherpa trên “Nóc nhà Thế giới” với tục lệ đa phu và trước thách thức Covid-19 - Ảnh 11.

Một nhà leo núi Nepal người Sherpa được sơ tán bằng trực thăng từ núi Everest tới bệnh viện ở Thủ đô Kathmandu hôm 7/5. (Ảnh: Shutterstock)



Linh Quyên (Britannica, Everyculture, Time)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem