"Người trời" dấy binh khởi nghĩa, lập vương quốc trong lòng Trung Hoa, khiến 20 triệu người chết

Đăng Nguyễn - Tổng hợp Chủ nhật, ngày 30/06/2019 00:25 AM (GMT+7)
Trong giai đoạn cuối thời nhà Thanh, Trung Hoa rơi vào bất ổn với sự xuất hiện của người phương Tây, một phong trào nông dân nổ ra lập nên vương quốc riêng với quy mô đến hàng triệu người.
Bình luận 0

img

Thái Bình Thiên Quốc là cuộc khởi nghĩa có số người chết lên tới 20-30 triệu người.

Năm 1843, Hồng Tú Toàn, một nho sĩ bất mãn với xã hội phong kiến, lấy quan điểm của Thiên chúa giáo, tập hợp những người ủng hộ để chống lại nhà Thanh. Hồng Tú Toàn tự nhận mình là người được Thượng đế phong Vương cử xuống trần thế thiên hành đạo, giúp người dân chống lại nhà Thanh.

Thế lực của quân Hồng Tú Toàn rất mạnh, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm họ đã chiếm được hết hơn 16 tỉnh, 600 thị trấn..., làm triều đình nhà Thanh lung lay.

Lịch sử Trung Quốc coi đây là một trong những cuộc khởi nghĩa nông dân đẫm máu nhất, làm suy yếu nhà Thanh, tạo cơ hội để các nước phương Tây tùy ý kiểm soát các vùng duyên hải và áp đặt các đặc quyền thương mại trên đất Trung Hoa.

Thành lập vương quốc trong lòng Trung Hoa

Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc bắt đầu năm 1850 ở Quảng Tây. Ngày 11.1.1851, Hồng Tú Toàn tự phong mình là Thiên Vương của Thái Bình Thiên Quốc, lập ra vương quốc riêng. Cuộc khởi nghĩa được mở rộng khi 10.000 người đánh bại quân Mãn Thanh Kim Điền, một thị trấn ở Quảng Tây, Trung Quốc.

Năm 1853, quân nổi dậy chiếm được thành phố lớn là Nam Kinh, đổi tên thành Thiên Kinh, coi đây là kinh đô. Hồng Tú Toàn đã thay đổi căn phòng của đại thần Lương Giang thành Cung điện của Thiên vương.

Hồng Tú Toàn coi sứ mệnh của mình là tiêu diệt những “con quỷ”, nên quân nổi dậy thừa cơ điên cuồng thiêu rụi, giết hại những người Mãn sống trong thành phố. Sử sách chép rằng có 40.000 người bị giết hại. Đàn ông bị giết trước, phụ nữ bị đưa ra ngoài thiêu sống.

img

Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc chỉ kéo dài 15 năm.

Ở thời điểm cao trào, Thái Bình Thiên Quốc kiểm soát khu vực miền trung và nam Trung Quốc, kiểm soát con sông Trường Giang rộng lớn, dễ dàng vận chuyển lương thực đến Nam Kinh. Từ đây, quân nổi dậy muốn vượt lên đầu nguồn, chiếm thành phố Bắc Kinh, kinh đô của nhà Thanh, nhưng thất bại.

Năm 1853, cuộc nổi dậy chững lại bởi bên trong nội bộ Thái Bình Thiên Quốc có những mâu thuẫn, các thành viên thanh trừng lẫn nhau. Xuất thân là cuộc khởi nghĩa nông dân, Thái Bình Thiên Quốc muốn tìm kiếm sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu Trung Quốc và các thế lực phương Tây, nhưng đều thất bại.

Không nhận được sự ủng hộ sâu rộng là một trong những nguyên nhân chính khiến cuộc khởi nghĩa rơi vào bế tắc. Năm 1859, Hồng Nhân Can – một người họ hàng của Hồng Tú Toàn, được trao quyền lực, với tham vọng mở rộng vương quốc. Năm 1860, quân nổi dậy chiếm được Hàng Châu và Tô Châu, nhưng không đến được Thượng Hải. Đây là thời điểm Thái Bình Thiên Quốc bắt đầu sụp đổ.

Thế lực phương Tây bắt đầu trực tiếp can thiệp, đánh bại quân Thái Bình Thiên Quốc ở Thượng Hải. Quân Thanh sau nhiều năm tăng cường lực lượng, củng cố hàng ngũ, bắt đầu phản công mạnh mẽ, đến năm 1864 thì chiếm lại được phần lớn lãnh thổ bị mất.

Thất thủ vì sự hoang tưởng của người đứng đầu

Từ năm 1862, 10 vạn quân Thanh đã bao vây thủ phủ Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc. Đến cuối năm 1863, quân Thanh đã chiếm được hầu hết những vị trí chiến lược bên ngoài, việc Thiên Kinh thất thủ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Nhưng Hồng Tú Toàn đến cuối cùng không chấp nhận sự thật, còn cho rằng sẽ có thiên binh từ trên trời xuống cứu mình.

img

Phác họa chân dung Hồng Tú Toàn.

Trong bối cảnh cạn kiệt lương thảo, Trung Vương Lý Tú Thành đưa ra đề nghị trao lại thành cho quân Thanh  tìm đến một vùng đất hẻo lánh để xây dựng lại lực lượng.

Hồng Tú Toàn nghe xong nổi trận lôi đình, để lại câu nói huyền thoại trong lịch sử Trung Quốc. “Trẫm phụng chỉ của Thượng đế cùng Thiên huynh Gia Tô xuống trần, là chân chúa độc nhất của thiên hạ vạn quốc, thì có sợ gì ai? Không cần ngươi phải tấu, việc chính sự cũng không cần ngươi để ý. Ngươi muốn ra khỏi thành hay ở lại kinh sư là tùy ngươi”, theo Best China News.

Nửa năm sau, chờ mãi không thấy có thiên binh xuống giúp, Hồng Tú Toàn rơi vào tình trạng ốm nặng, lựa chọn con đường tự vẫn. Đến lúc chết, Hồng Tú Toàn nói: "Dân chúng an tâm, trẫm lên thiên đường ngay, xin thiên phụ, thiên huynh sai thiên binh bảo vệ Thiên Kinh”, theo Best China News.

Đương nhiên sau khi Hồng Tú Toàn quy tiên, không có thiên binh thiên tướng nào xuống cứu Thiên Kinh. Quân Thanh nhanh chóng đánh hạ thành.

Các nhà sử học, triết học Trung Quốc sau này đánh giá, Thái Bình Thiên Quốc nếu có thành công cũng kéo Trung Hoa rơi vào giai đoạn tăm tối như thời kỳ Trung Cổ. Người lãnh đạo phong trào, Hồng Tú Toàn lại là người thích an phận, hưởng lạc, không phải nhân vật có chí tiến thủ để làm nên nghiệp lớn.

Hậu quả của năm 15 năm loạn lạc gây ảnh hưởng sâu rộng. Nhiều tỉnh Trung Hoa không thể khôi phục sự phát triển cho đến đầu thế kỷ 20. Ước tính 20-30 triệu người thiệt mạng trong 15 năm nổ ra khởi nghĩa.

2 vạn quân Anh đại phá 20 vạn quân Thanh, TQ ôm nỗi hận ”hèn yếu”

Triều đình nhà Thanh giai đoạn thế kỷ 18 trở nên yếu đuối trước sự trỗi dậy của phương Tây, đánh dấu thời kỳ...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem